Những đột phá y học năm 2013

Tại Trung tâm Y khoa trường ĐH Mississippi, một em bé được sinh ra bởi người mẹ nhiễm HIV, sau 2 năm đã không còn virus, em bé đã được chữa khỏi HIV. Em bé có dấu hiệu nhiễm HIV sau sinh, nhưng có khả năng loại bỏ virus nhờ phối hợp 3 loại thuốc chống HIV mà bác sỹ thường sử dụng để điều trị cho trẻ lớn hơn và người lớn. TS. Hannah Gay và các đồng nghiệp của bà cho cả người mẹ dương tính với HIV và em bé mới sinh một liều thuốc chống virus Retrovir trong quá trình sinh để ngăn chặn truyền virus từ mẹ sang con. Dù chỉ là thử vận may, nhưng kết quả thật hiệu nghiệm. Virus đã không quay trở lại, kể cả sau khi đứa trẻ ngưng dùng thuốc.
Nghiên cứu mới đây cho thấy rằng đến 60% HIV có thể nằm im lìm ở các cá nhân bị nhiễm hơn là người ta tưởng. Lượng virus nằm yên này có thể gây mầm nhiễm mới và gây ra các triệu chứng mới. Nhưng trường hợp em bé ở Mississippi đã dấy lên hy vọng rằng nếu các bác sỹ can thiệp sớm đủ sau nhiễm HIV, có cơ hội để chặn đứng căn bệnh này.
2. Công nghệ tế bào gốc cừu Dolly:

Mất 17 năm và một vụ xì-căng-đan liên quan tới gian lận khoa học và biển thủ, nhưng các nhà khoa học cuối cùng đã hoàn thành với các tế bào con người mà một nhà khoa học từ lâu đã làm với việc nhân bản một con cừu cái. Sử dụng tế bào da người, Shoukhrat Mitalipov, một giáo sư tại Đại học Khoa học & Sức khoẻ Oregon, đã áp dụng cùng quy trình, được biết đến như chuyển đổi hạt nhân, đã sản sinh ra cừu Dolly vào năm 1996, loài động vật nhân bản đầu tiên trên thế giới. Một cố gắng trước đây của các nhà nghiên cứu Hàn Quốc hoá ra là gian lận khi thông tin tiết lộ đội ngũ đã sử dụng phôi được tạo ra bởi thụ tinh nhân tạo thay vì chuyển đổi nhân để tạo ra cái gọi là nhân bản người.
Mitalipov đã cấy thành công một tế bào da đã phát triển đầy đủ vào một trứng người rỗng và kích thích điện và hoá học để trứng bắt đầu phân chia để sản sinh các tế bào gốc phôi thai. Các tế bào gốc là nền tảng tế bào cho toàn bộ các mô và bộ phận của cơ thể, hy vọng rằng một ngày nào đó họ có thể sử dụng để điều trị các bệnh từ Alzheimer cho đến bệnh tim và tiểu đường.
3. Thuốc “vi khuẩn”
Ruột non của chúng ta có chứa những vi khuẩn có lợi, chúng giúp tiêu hoá thức ăn và bảo vệ chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Một lượng vi khuẩn hợp lý có thể giúp đẩy lùi Clostridium, một mầm hoạ gây ra bệnh dịch tại các bệnh viện và có thể gây ra ỉa chảy và viêm ruột dẫn đến tử vong. Gói một cộng đồng vi khuẩn vào trong một viên thuốc là một ý tưởng tuyệt vời của TS. Thomas Louie, ĐH Calgary. Trong số 27 bệnh nhân đã thử nghiệm viên con nhộng dạng gen, không ai bị tái phát nhiễm Clostridium. Họ cũng thích cách thức uống thuốc thuận tiện này hơn là thông ruột.
4. Biến trứng có chất lượng xấu thành trứng khoẻ mạnh

Trứng có chất lượng xấu là nguyên nhân khó thụ thai. Nhưng các nhà khoa học tại ĐH Stanford đã phát triển một kỹ thuật giúp phụ nữ có buồng trứng hoạt động không hiệu quả có thể sản sinh ra trứng trưởng thành khoẻ mạnh. Tiến trình này được gọi là kích hoạt trong ống nghiệm, liên quan tới việc lấy một trứng hay một mô buồng trứng và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm bằng protein và các nhân tố khác giúp cho các nang chưa trưởng thành phát triển thành trứng. Mô được nuôi cấy sau đó được ghép trở lại gần ống dẫn trứng. Cho tới nay, 27 phụ nữ tình nguyện thử kỹ thuật này, 5 người đã sản sinh ra trứng có thể sống được, một người khác mang thai, còn một người nữa đã sinh con khoẻ mạnh.
5. Một liều vaccin thay vì 3 là đủ để ngừa HPV

Vaccin HPV là một trong những cách tốt nhất để chống lại ung thư cổ tử cung, nhưng chỉ có khoảng một nửa số bé gái và bé trai tuổi 11-12 đã hoàn thành cả 3 mũi tiêm. May thay, nghiên cứu gần đây từ một nhóm quốc tế đã tạo ra một liều vaccin duy nhất có thể tạo ra lượng kháng thể cao gấp 24 lần so với trước đó sau khi nhiễm virus, thử nghiệm trên một nhóm phụ nữ ở Costa Rica. Kết quả này cho thấy một liều vaccin có thể là đủ để phòng ngừa HPV.
6. Gene mới gắn với bệnh Alzheimer

Khoảng 10 gen mới được phát hiện có gắn với các dạnh Alzheimer phổ biến, góp phần nâng tổng số gen gắn với căn bệnh này lên 24. Những gen mới có liên quan tới phản ứng miễn dịch và viêm nhiễm của cơ thể, đều gắn với những thay đổi não liên quan tới Alzheimer. Với các nhân tố gen mới này, các nhà nghiên cứu sẽ nhắm tới các loại thuốc có thể điều trị các triệu chứng mất trí nhớ do rối loạn não.
7. Phát hiện sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học giờ đây khẳng định rằng các bệnh thoái hoá thần kinh thông thường như Alzheimer và Parkinson, có thể được điều trị tốt hơn nếu có thể phát hiện bệnh và can thiệp điều trị sớm. Chẳng hạn như, vào thời điểm những triệu chứng đầu tiên của bệnh Parkinson xuất hiện, như run ngón tay hay run môi, mất khả năng khứu giác hay biểu lộ khuôn mặt cứng đờ- những tổn thương não và hệ thống thần kinh điều khiển cử động cơ.
Nhưng trong một báo cáo chỉ số sinh học chỉ điểm bệnh Parkinson, các nhà nghiên cứu cho biết một mẩu protein trong tuỷ sống có thể giúp nhận diện bệnh nhân ở các giai đoạn đầu của bệnh. Các nhà nghiên cứu hy vọng phát hiện này có thể mở ra nghiên cứu mới nhằm thử nghiệm khả năng thuốc đã không có tác dụng ở bệnh nhân tiến triển nặng có thể hiệu quả hơn trong khống chế các triệu chứng ở giai đoạn đầu của bệnh.
8. Thay đổi mới đối với điều trị cholesterol
Hướng dẫn cholesterol mới do Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và trường ĐH Tim mạch Hoa Kỳ đưa ra dựa vào vô số nhân tố gây ra bệnh tim- cộng với mức độ cholesterol cao, và cách tốt nhất để điều trị bệnh. Nếu bạn chưa từng có tiền sử mắc bệnh tim, có nghĩa là một cách tính mới, tính đến các nhân tố tuổi tác, giới, tiền sử hút thuốc, tiểu đường, huyết áp và mức cholesterol có thể giúp bạn và bác sỹ quyết định xem bạn có nên dùng Statin, thuốc hạ cholesterol giúp bạn ngăn ngừa cơn đau tim.
9. Thiết bị thử thai đầu tiên tại nhà
Thiết bị thử thai tiên tiến Clearblue ước lượng tuần là thiết bị đầu tiên được Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ phê chuẩn không chỉ phát hiện có thai mà còn đo được đã có thai được bao nhiêu lâu kể từ thời gian rụng trứng. Thiết bị thử thai này đo lượng hormone- chorionic gonadotropin báo hiệu có thai để ước tính.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025