Những "Chiến binh" chống dịch nCoV: "Chốt dịch" từ tuyến đầu Tổ quốc
Có mặt tại Móng Cái vào những ngày đầu tháng 2-2020, chúng tôi không thể ngờ rằng nơi vùng biên sôi động, sầm uất nhất nhì cả nước lại trở nên đìu hiu, vắng lặng đến thế.
Cảnh hy hữu ở Móng Cái
Theo ghi nhận của phóng viên tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, ngày 5-2 chỉ có 14 người nhập cảnh Việt Nam. Từ sáng đến chiều 6-2 cũng chỉ có 13 người Việt từ Trung Quốc làm thủ tục nhập cảnh.
Trước đó, UBND TP Móng Cái đã có thư trao đổi với chính quyền nhân dân TP Đông Hưng, Khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây, Trung Quốc về việc sẽ tạm dừng hoạt động làm thủ tục xuất nhập cảnh đối với tất cả các đối tượng qua cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc) từ 10 giờ ngày 31-1. Sau khi TP Móng Cái và TP Đông Hưng thống nhất việc dừng xuất nhập cảnh, khu vực cửa khẩu biên giới không còn cảnh từng dòng người xếp hàng chờ làm thủ tục.
"Nếu không có dịch bệnh nCoV, hằng ngày có cả chục ngàn lượt người qua lại. Còn như thế này là cảnh tượng hy hữu ở cửa khẩu này" - một lãnh đạo Ban Quản lý Cửa khẩu quốc tế Móng Cái cho hay.
Sau khi nhập cảnh, làm các thủ tục khai báo, kiểm tra sức khỏe cần thiết tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái, chị Nguyễn Thị H. (trú TP Hưng Yên) ngồi chờ để được đưa đến khu cách ly theo dõi 14 ngày. Chị sang nhà người cô ở khu vực Phòng Thành (Quảng Tây - Trung Quốc) chơi từ ngày 16-1. Do đã cập nhật các thông tin về nCoV nên ngày 5-2, lúc về cửa khẩu, chị không hề ngạc nhiên khi đo thân nhiệt bình thường nhưng vẫn phải cách ly 14 ngày.
Nhiều hộ dân ở khu vực cửa khẩu Móng Cái đã chủ động, tự nguyện phối hợp cùng chính quyền địa phương thực hiện các phương án phòng, chống dịch. Không ít nhà nghỉ, khách sạn sẵn sàng tạm dừng kinh doanh để trưng dụng làm nơi theo dõi cách ly những người trở về từ vùng dịch.
Chiều 5-2, bốn điểm cách ly người nhập cảnh về Việt Nam để theo dõi sức khỏe 14 ngày tại khách sạn Hữu Nghị 2, khách sạn Trường Huy, khách sạn Grand và khu cách ly tập trung Công ty Centre Way đã tiếp nhận 253 trường hợp. Đến ngày 7-2, tại huyện Đầm Hà, 25 công dân Việt Nam từ Trung Quốc trở về cũng vào khu vực cách ly tại Trung tâm Văn hóa các dân tộc huyện để theo dõi sức khỏe.
Anh Đinh Văn Quý (SN 1993, trú tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) cho hay anh cùng bạn sang Đông Hưng chơi đến chiều 1-2 thì về qua cửa khẩu Móng Cái. Dù được bố trí chỗ ăn ở đàng hoàng, miễn phí nhưng phải cách ly quanh trong 4 bức tường khiến anh bức bối. "Chúng tôi chỉ muốn về nhà. Nhưng rồi, chúng tôi dần hiểu ra đây là điều không ai mong muốn cả, mình phải vì cộng đồng. Nếu ra ngoài, chẳng may nhiễm bệnh thì mình sẽ có lỗi lớn với cộng đồng, gia đình" - anh Quý kể.
Trong khi đó, anh Đặng Bá Quang Long, lễ tân khách sạn Grand ở TP Móng Cái, cho biết từ ngày 2-2, khách sạn Grand đã tiếp nhận các trường hợp nhập cảnh qua biên giới phải cách ly 14 ngày để theo dõi.
"Phải thường xuyên tiếp xúc với những người có nguy cơ bị nhiễm bệnh, lúc đầu em cũng hoang mang nhưng sau đó được lực lượng y tế hướng dẫn cách phòng chống dịch, cách bảo hộ nên bọn em cũng vững vàng, yên tâm" - lễ tân này nói.
Nằm sát biên giới với Trung Quốc, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) cũng là địa bàn trọng điểm có nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh. Anh Vũ Xuân Khải, chủ nhà nghỉ Như Quỳnh tại xã Quảng Thành, huyện Hải Hà, đang tiếp nhận hơn 13 trường hợp phải cách ly. "Huyện với xã có nhu cầu thì tôi tự nguyện ủng hộ. Việc này không phải là vấn đề của cá nhân mà là của toàn xã hội. Nếu nhà tôi kín chỗ thì những nhà nghỉ khác cũng tự nguyện cả" - anh Khải cho hay.
Người dân được hướng dẫn khai báo tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh)
Lực lượng chức năng đưa người trở về từ vùng dịch Trung Quốc đến các cơ sở cách ly ở TP Móng Cái
Không thể chùn bước!
Trực tiếp tiếp xúc với những người trở về từ vùng dịch, đã hơn 2 tuần nay, bác sĩ (BS) Nguyễn Thị Phương (cán bộ Trung tâm Y tế Kiểm dịch quốc tế Quảng Ninh) chưa được gặp các con. Để bảo vệ con nhỏ, chị Phương đã chủ động thuê 1 căn nhà khác cách ly, sinh hoạt riêng nhằm tránh lây nhiễm đến mức tối đa.
Kìm nén những giọt nước mắt chực trào ra vì nhớ con, chị Phương chia sẻ: "Tôi nhớ gia đình, nhớ con lắm! Nhưng vì công việc, vì tính mạng của bệnh nhân nên phải gạt đi mọi nhu cầu cá nhân để làm việc. Nghề tôi đã chọn rồi thì không thể chùn bước được".
Còn ông Phạm Thanh Tín, Phó Khoa Kiểm dịch Y tế quốc tế Quảng Ninh, lần thứ 2 tham gia phòng chống dịch tại cửa khẩu Móng Cái. Trước nCoV là dịch SARS.
Trước đại dịch này, nhiệm vụ của đơn vị kiểm dịch y tế quốc tế là chốt chặn nơi tuyến đầu Tổ quốc, phòng chống, ngăn chặn không để virus corona theo người dân từ vùng nhiễm dịch có cơ hội thâm nhập vào nội địa, phát tán ra cộng đồng. Đối với biên giới, cửa khẩu, lúc này, nhiệm vụ ngăn chặn dịch bệnh phải đưa lên hàng đầu. Các cán bộ phải làm việc từ 7 giờ đến 20 giờ hằng ngày, rà soát kỹ lưỡng từng trường hợp, tránh tối thiểu virus corona theo người dân từ vùng dịch vào Việt Nam. "Đây là nhiệm vụ của cả quốc gia chứ không phải riêng của ai. Trên tinh thần đó, anh em luôn sẵn sàng, chung tay cùng các lực lượng để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao" - ông Phạm Thanh Tín nhấn mạnh.
Khử trùng, tiêu độc ở tất cả khách sạn, nhà nghỉ
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, tính đến sáng 8-2, Quảng Ninh chưa ghi nhận trường hợp mắc nCoV. Tổng số ca giám sát (được sàng lọc để làm xét nghiệm nCoV) đến thời điểm này là 72 ca. Hiện không có ca chờ kết quả. Trong ngày 8 và 9-2, các địa phương phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế Quảng Ninh và các đơn vị liên quan phải triển khai khử trùng, tiêu độc tại tất cả địa điểm tập trung đông người, khách sạn, nhà nghỉ, các phương tiện vận chuyển, tàu du lịch, điểm tham quan, khu vực đón khách du lịch, cơ sở giáo dục, chợ, siêu thị, khu chung cư cao tầng...
Thông quan trở lại cầu Bắc Luân II
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới được diễn ra bình thường, đồng thời đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV, lãnh đạo 2 TP Móng Cái và Đông Hưng đã làm việc về kế hoạch thông quan trở lại ở khu vực cầu Bắc Luân II.
Hai bên thống nhất thông quan trở lại đối với cầu Bắc Luân II vào ngày 7-2. Bước đầu ưu tiên thông quan đối với nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của Tập đoàn Texhong tại Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái và vật tư y tế phục vụ cho công tác phòng chống dịch. Đến ngày 8-2, tiến hành hoạt động thông quan đối với các loại hàng hóa khác.
Hai bên cũng thống nhất các biện pháp kiểm dịch y tế chặt chẽ, bảo đảm điều kiện cách ly, phòng dịch tuyệt đối. Tất cả các phương tiện chở hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam sẽ được phun khử trùng trước khi nhập cảnh. Người điều khiển phương tiện phải được kiểm tra y tế và trang bị đầy đủ bảo hộ phòng dịch. Lực lượng công nhân bốc xếp hàng hóa được quản lý chặt chẽ và cũng phải được trang bị bảo hộ phòng dịch.
Các phương tiện chở hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc sau khi hoàn thành thủ tục thông quan, người điều khiển phương tiện sẽ bàn giao xe cho tài xế của Ban Quản lý cửa khẩu quốc tế Móng Cái để đưa xe sang Trung Quốc bàn giao hàng hóa. Các quy định kiểm dịch khác cũng áp dụng tương tự như các phương tiện chở hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025