Những bệnh chết người trỗi dậy khắp thế giới
Những căn bệnh đã được phòng ngừa hiệu quả toàn cầu nhờ vắcxin, song virus có nguy cơ kháng thuốc và tái bùng phát mạnh mẽ. Làn sóng bài xích vắcxin và các biến chủng virus là những nguyên nhân chính khiến bệnh dịch quay trở lại.
Bệnh bại liệt
Chiến dịch loại trừ bệnh bại liệt toàn cầu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) triển khai vào năm 1998. Từ đó đến nay, các ca bệnh giảm hơn 99%. Năm 2018, WHO ước tính số trường hợp bại liệt giảm chỉ còn 33 ca.
Tuy nhiên, căn bệnh vẫn tồn tại ở các quốc gia nhỏ. Mới đây, bại liệt trở lại Pakistan và Malaysia do sự xuất hiện của các chủng virus bại liệt mới.
Chỉ trong vòng ba tháng kể từ ngày 14/9, Philipinnes ghi nhận 8 trường hợp bại liệt. Nước này đã có 19 năm loại trừ virus bại liệt. Chưa đầy một tháng sau, ngày 8/12, một em bé sơ sinh tại Malaysia được xác định mắc bệnh bại liệt. Đây là bệnh nhân bại liệt đầu tiên ở Malaysia sau gần 30 năm tiêu diệt hoàn toàn căn bệnh này.
Noor Hisham, quan chức Bộ Y tế Malaysia nhận định, việc các bậc cha mẹ chủ quan đối với một căn bệnh tưởng chừng đã biến mất và không đưa con cái đi tiêm vắcxin trở thành mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, các quan điểm đạo đức của cộng đồng Hồi giáo liên quan đến vấn đề tiêm chủng cũng cản trở công tác ngăn ngừa dịch bệnh.
Bệnh dịch hạch
![]() |
Bệnh dịch hạch lây truyền cho người chủ yếu từ các loài gặm nhấm. Ảnh: Shuttersock. |
Dịch hạch từng là nỗi ám ảnh của châu Âu vào thế kỷ 14. Được biết đến với tên gọi "cái chết đen", căn bệnh đã "quét sạch" 30-60% dân số châu lục này vào thời ấy. Giai đoạn 1346-1350, bệnh dịch hạch lây lan với tốc độ chóng mặt.
Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn trong cơ thể động vật gặm nhấm gây ra. Ở người, bệnh bao gồm thể hạch, nhiễm khuẩn huyết, thể phổi và màng não. Trong đó thường gặp nhất là thể phổi.
Các nhà khoa học đã tìm được vắcxin phòng chống căn bệnh nguy hiểm này và chặn được lây lan, còn diệt trừ được virus. Tuy nhiên, sau hàng chục năm biến mất tại một số quốc gia trên thế giới, dịch hạch đang có xu hướng quay trở lại.
Trong nửa tháng kể từ ngày 12/11, Trung Quốc ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh dịch hạch, hầu hết là ở khu vực Nội Mông. Trước đó, căn bệnh gần như bị xóa sổ khỏi nước này.
Mỹ cũng cảnh báo nguy cơ dịch hạch bùng phát sau hàng chục năm biến mất. Vào năm 2017, Mỹ phát hiện giống bọ chét mang trực khuẩn Yersinia pestis gây bệnh dịch hạch. Sở Y tế Navajo đã khuyến cáo người dân hạn chế tiếp xúc với động vật mang bọ chét và không thả rông thú cưng.
Bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu từng là cơn ác mộng đầu thế kỷ 20, gây nhiều đợt dịch chết hàng nghìn người, nhất là trẻ em. Hơn 15.000 người Mỹ đã chết vào năm 1921 do bạch hầu.
Sau khi vắcxin phòng bệnh bạch hầu được đưa vào tiêm chủng từ năm 1923, căn bệnh không còn là mối đe dọa toàn cầu. Ở Việt Nam, khi chưa có vắcxin, bạch hầu thường xảy ra và gây dịch ở các tỉnh, tỷ lệ cứ 100.000 dân thì có 3,95 người bệnh bạch hầu, theo số liệu năm 1985 của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế. Về sau, khi thực hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng trong đó có vắcxin bạch hầu, tỷ lệ này đã giảm chỉ còn 0,14 người bệnh trong 100.000 người.
Trên thế giới, quan điểm không tiêm văcxin cùng những biến động xã hội ở các nước Đông Âu những năm 80 khiến tỷ lệ tiêm chủng thấp. Bệnh bạch hầu đã bùng phát trở lại gây những đại dịch ở Nga, Ukraina những năm 90. Hơn 39.000 người Nga mắc bạch hầu năm 1994 trong đó 1.100 người chết, 3.000 người Ukraina nhiễm bệnh...
Gần đây bệnh bạch hầu xuất hiện ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Năm 2017, 6 người tị nạn tại Bangladesh đã chết sau khi mắc bệnh bạch hầu, Yemen cũng ghi nhận 30 trường hợp tử vong. Nước ta hai năm qua ghi nhận một số ổ dịch bạch hầu tại vùng núi Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum...
Người bệnh có các biểu hiện ban đầu như mệt mỏi, đau họng và sưng hạch bạch huyết. Vi khuẩn nhiễm vào máu có thể gây suy tim và tổn thương thần kinh vĩnh viễn.
Vắcxin bạch hầu cần được tiêm phòng nhắc lại sau mỗi 10 năm.
Bệnh sởi
![]() |
Dịch sởi bùng phát trở lại chủ yếu do làn sóng "tẩy chay vắcxin". Ảnh: Pediatric of Florence. |
Năm 2016, hơn 50 năm kể từ khi liều vắcxin đầu tiên được sử dụng, WHO tuyên bố bệnh sởi bị xóa sổ khỏi châu Mỹ. Tuy nhiên, chỉ hai năm sau, WHO ghi nhận số ca bệnh tăng lên 167%. Chỉ trong 9 tháng đầu năm nay, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho biết có 1.200 ca mắc sởi, con số cao nhất kể từ năm 1992.
Năm ngoái, toàn thế giới có gần 10 triệu người mắc bệnh sởi, 140.000 trường hợp tử vong, hầu hết là trẻ em dưới 5 tuổi chưa được tiêm vắcxin. Tính đến tháng 11 năm nay, số ca sởi tăng gấp ba lần so với cùng kỳ 2018, theo dữ liệu của WHO.
Các nước bị ảnh hưởng mạnh nhất trong thời gian qua là Liberia, Ukraine, Cộng hòa Dân chủ Congo, Madagascar và Somalia.
Dịch sởi bùng phát trở lại chủ yếu do làn sóng "tẩy chay vắcxin" của một số phụ huynh. Tỷ lệ tiêm phòng bệnh sởi chững lại trong gần một thập kỷ. Tedros Adhanom Ghebreysus, Tổng giám đốc WHO phát biểu: "Việc để trẻ em tử vong vì một căn bệnh có thể phòng ngừa bằng vắcxin như sởi là thực tế đáng phẫn nộ, là sự thất bại trong công tác bảo vệ những nhóm người dễ bị tổn thương nhất".
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025