Nhận biết về vi khuẩn Whitmore
- Xin bác sĩ cho biết, nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn Whitmore và tình hình bệnh này tại Quảng Ninh?
+ Người bị bệnh Whitmore là do nhiễm vi khuẩn Whitmore. Đây là loại vi khuẩn có khả năng sinh ra nội độc tố, gây tán huyết và gây độc tế bào. Vi khuẩn này cư trú ở môi trường bùn, nước, phân bố khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, có thể tìm thấy vi khuẩn này trong nước ao hồ, sông ngòi tự nhiên, trong đất ẩm...
![]() |
Bệnh nhân Whimore cần được điều trị kịp thời (trong ảnh: Điều trị cho bệnh nhân tại Khoa Hồi sức tích cực - Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa tỉnh). |
Con đường lây nhiễm chính của bệnh là qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có vi khuẩn. Một số trường hợp còn bị lây nhiễm qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất có vi khuẩn trong những trận gió lốc xoáy. Bên cạnh đó, người có thể bị vi khuẩn xâm nhập do ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn như thịt, bơ, sữa, tôm, cá... hoặc uống phải nước bị nhiễm phân động vật có vi khuẩn. Bệnh còn có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với phân hoặc máu người bệnh.
Tại Quảng Ninh, nhiều năm nay chưa xuất hiện bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Whitmore nên người dân cũng không nên quá hoang mang, tuy nhiên cũng không được chủ quan với bệnh.
- Bệnh Whitmore nguy hiểm như thế nào, thưa bác sĩ
+ Bệnh Whitmore thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa. Khi mới nhiễm vi khuẩn, người bệnh thường không có triệu chứng.
Tuy nhiên sau 2-4 tuần, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Lúc này, bệnh có thể biểu hiện khu trú, như: Một vết loét, nốt trên da do quá trình mầm bệnh xuyên qua da vào các vết thương sẵn có. Sau đó, bệnh nhân thường sốt và đau cơ toàn thân do vi khuẩn xâm nhập diễn tiến nhanh chóng gây áp xe tại nhiều vị trí tạo nhiễm trùng huyết và các bệnh cảnh khác nhau như: Viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm khuẩn da, viêm khớp nhiễm khuẩn hoặc viêm xương tủy và liên quan đến thần kinh.
Cụ thể, bệnh thường gây:
* Nhiễm trùng tiêu hoá dẫn đến tiêu chảy, tiêu toàn nước hoặc tiêu lỏng có máu.
* Nhiễm trùng phổi: Sốt cao, đau đầu, đau ngực kèm ho, chán ăn...
* Nhiễm trùng máu: Sốt, đau đầu, suy hô hấp, đau khớp, khó chịu ở bụng.
* Nhiễm trùng lan tỏa: Sốt, giảm cân, đau dạ dày hoặc ngực, đau cơ hoặc khớp, đau đầu, co giật hoặc có các cơn động kinh...
Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, bệnh nhân ở nước ta hay gặp biểu hiện đặc trưng là hoại tử vùng cổ, ngực, chân tay.
Để chẩn đoán bệnh Whitmore, các bác sĩ phải thực hiện phân lập vi khuẩn từ máu, đờm, nước tiểu, dịch áp xe của bệnh nhân.
+ Để phòng bệnh này, cần thực hiện các biện pháp gì, thưa bác sĩ?
- Điều may mắn là hiện nay vẫn còn nhiều loại kháng sinh để điều trị bệnh Whitmore. Tuy nhiên, đây là loại bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao, do đó, khi có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, người dân nên đến các bệnh viện có chuyên khoa để được khám, xét nghiệm, điều trị kịp thời. Bệnh phải điều trị thời gian dài, thường có khả năng tái phát và hay bị kháng thuốc, do đó người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt việc thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Bệnh này hiện nay chưa có vắc xin tiêm phòng, do đó, mọi người cần chủ động phòng bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh, ăn thực phẩm sạch, ăn thức ăn đã nấu chín; uống nước đã đun sôi... để tránh vi khuẩn lây qua thức ăn, nước uống.
Những người làm việc, sinh hoạt phải tiếp xúc với môi trường đất và nước, đặc biệt môi trường sau mưa lũ cần có phương tiện bảo hộ lao động phù hợp. Trường hợp có các vết thương, mụn nhọt… nên tránh tiếp xúc trực tiếp với bùn, đất, nguồn nước ô nhiễm. Nếu không may bị bẩn cần phải được rửa sạch bằng xà phòng kháng khuẩn và lau khô... Nếu có sốt, tiêu chảy... nên đến cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán kịp thời.
+ Xin cám ơn bác sĩ!
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
CDC Quảng Ninh tăng cường tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV
Nối tiếp nội dung của lớp tập huấn Tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025, từ ngày 09-11/04/2025, CDC Quảng Ninh tiếp tục giảng dạy các nội dung về tư vấn xét nghiệm HIV cho hơn 30 cán bộ tham gia công tác tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Dịch sởi bùng phát: Nguyên nhân và giải pháp
Dịch sởi đang lan rộng trên cả nước với số ca nghi nhiễm lên đến 40.000 trường hợp và 5 ca tử vong chỉ trong ba tháng đầu năm 2025.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện