Ngủ sao cho dễ lên tiên?
Mổ xẻ giấc ngủ
Ngủ là một nhu cầu sống còn. Giấc ngủ chiếm 1/3 thời gian đời người. Trong khi ngủ cơ thể chúng ta tiết ra những hormone quan trọng cho quá trình chuyển hoá, tích luỹ năng lượng cần thiết cho hoạt động trong ngày và quá trình tăng trưởng cơ thể, giúp não bộ sắp xếp lại thông tin một cách hệ thống, thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ dài hạn của não bộ.
Ở người trưởng thành, trung bình mỗi ngày cần ngủ 7 – 8 giờ. Một giấc ngủ bình thường gồm bốn đến năm chu kỳ mỗi đêm, mỗi chu kỳ từ 90 – 120 phút, bao gồm năm giai đoạn:
Giai đoạn một: chiếm khoảng 5% thời gian, còn gọi là giai đoạn ru giấc ngủ. Giai đoạn này rất ngắn, chỉ kéo dài vài phút, được xem như giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái thức sang trạng thái ngủ. Những kích thích ở giai đoạn này sẽ làm thức giấc ngay lập tức.
Giai đoạn hai: chiếm khoảng 50% thời gian, còn gọi là giai đoạn ngủ nông.
Giai đoạn ba: chiếm khoảng 5% thời gian, còn gọi là giai đoạn ngủ sâu. Ở giai đoạn này, các dấu hiện sinh tồn đều giảm như thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp. Hệ thống cơ xương khớp cũng giãn ra, chùng xuống.
Giai đoạn bốn: chiếm khoảng 25% thời gian, còn gọi là giai đoạn ngủ rất sâu. Các dấu hiệu sinh tồn đạt mức thấp nhất. Tỉnh dậy lúc này là rất khó. Miên hành (mộng du) có thể xuất hiện ở giai đoạn này. Ở trẻ em, giai đoạn ba và bốn chiếm khoảng 50%, nhưng ở người lớn và nhất là người lớn tuổi chỉ chiếm 15 – 25%, cũng có thể mất và thay vào đó là giai đoạn ngủ nông.
Giai đoạn năm: chiếm 20 – 25% thời gian, còn gọi là giấc ngủ nghịch thường. Sau khoảng 90 phút từ khi xuất hiện giai đoạn một, giai đoạn này người ngủ vẫn còn trong giấc ngủ sâu nhưng thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp đều tăng, ngược lại nhu động dạ dày và ruột thì giảm, trương lực cơ hoàn toàn mất. Sở dĩ có tên giấc ngủ nghịch thường do ở giai đoạn này điện não đồ xuất hiện sóng alpha giống như giai đoạn thức nhưng người ngủ thì vẫn ngủ rất sâu. Trong giai đoạn này những giấc mơ xuất hiện. Kế tiếp giai đoạn giấc ngủ nghịch thường, người ngủ sẽ thức dậy trong khoảng thời gian rất ngắn một vài phút rồi lại tiếp tục chu kỳ mới cho tới sáng.
Như thế nếu một đêm ta ngủ tám giờ thì giai đoạn một, hai chiếm khoảng bốn giờ, giai đoạn ba, bốn chiếm hai giờ, giai đoạn ngủ nghịch thường cũng hai giờ. Ở những chu kỳ đầu bao giờ cũng ngủ sâu hơn, ở những chu kỳ sau càng về sáng giấc ngủ nghịch thường càng dài hơn.
Để có giấc ngủ ngon
Thiếu ngủ sẽ dẫn đến một số biểu hiện: mệt mỏi, uể oải trong ngày; bồn chồn, dễ nóng giận; không thể tập trung vào công việc; tăng tính bị ám thị, dễ bị ảnh hưởng bởi người khác; có thể có ảo giác nghĩa là nhìn thấy những hình ảnh không có thực. Những dấu hiệu này nặng hay nhẹ tuỳ thuộc tình trạng mất ngủ nhiều hay ít.
Không ngủ trưa quá nhiều Một giấc ngủ trưa nhẹ nhàng 15 – 30 phút giúp hồi phục sức khoẻ thể chất và tinh thần, làm tăng hiệu quả làm việc vào buổi chiều, không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối. Nhưng nếu ngủ nhiều vào buổi trưa thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc tối. |
Vậy cần phải làm gì để có giấc ngủ ngon? Một giấc ngủ ngon và chất lượng là một giấc ngủ đáp ứng những yếu tố sau: đủ về số lượng, có nghĩa là đảm bảo thời gian ngủ 7 – 8 giờ theo sinh lý bình thường; đảm bảo về chất lượng nghĩa là sau khi ngủ dậy cơ thể cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái, không còn cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ nữa, năng suất làm việc cao và không có những cơn ác mộng.
Trước hết cần đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Không nên nằm nướng trên giường vào buổi sáng, dậy ngay khi thức giấc. Đi ngủ ngay khi có những dấu hiệu buồn ngủ như ngáp, mắt lim dim. Không cố gắng cưỡng lại cơn buồn ngủ. Không đọc những cuốn sách quá lôi cuốn, hấp dẫn vào buổi tối cũng như không xem tivi trên giường ngủ. Tránh những cãi cọ hay tranh luận căng thẳng, tạm quên đi những lo toan, bận tâm trong ngày. Không dùng những chất kích thích như trà, thuốc lá, càphê, sôcôla, vitaman C vào buổi tối. Ăn tối không trễ quá, nên ăn nhẹ nhàng, không quá no và nên uống một ly sữa. Không nên chơi những môn thể thao nặng vào buổi tối, trước khi ngủ có thể tắm nước ấm, mátxa nhẹ nhàng tạo cảm giác thư giãn. Phòng ngủ nên bố trí thoáng mát, yên tĩnh, giường gối êm ái, ánh sáng dịu nhẹ. Tránh lạm dụng thuốc ngủ, chỉ dùng khi cần thiết và tham khảo ý kiến thầy thuốc. Cuối cùng, đừng quên rằng tình cảm gia đình, quan hệ vợ chồng hoà thuận thăng hoa cũng là liều thuốc tự nhiên vô cùng quý giá giúp ngủ ngon.
Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
Nước ta vốn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều cây xanh nên rất phù hợp cho sự phát triển của muỗi. Đây là loài vật gây lây truyền bệnh sốt rét, một căn bệnh từng là nỗi sợ hãi cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Ngày nay, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học dự phòng và điều trị, số người mắc bệnh và tử vong do sốt rét đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, sốt rét vẫn là một bệnh nguy hiểm, dễ mắc nếu di chuyển qua vùng dịch. Vì vậy, mỗi người đều không nên chủ quan.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện