Làm gì để bảo vệ sức khỏe trước tình hình nắng nóng kéo dài?
Trong điều kiện thời tiết nóng nắng kéo dài, người dân cần bảo vệ sức khỏe bằng cách thực hiện các biện pháp để cơ thể tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt Trời.
Trong tháng Tư và tháng Năm, cường độ bức xạ Mặt Trời đạt đỉnh điểm ở các tỉnh Nam Bộ, dẫn đến tia cực tím có trong ánh nắng Mặt Trời cũng ở mức nguy hiểm. Nếu tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím có cường độ cao người dân có nguy cơ bị các tổn thương về da, mắt, thậm chí bị ung thư da hay mắt.
Theo bà Lê Thị Xuân Lan, chuyên gia khí tượng, giảng viên Khoa Khí tượng thủy văn Đại học Tài nguyên môi trường, tia cực tím luôn có trong ánh nắng Mặt Trời nhưng mức độ sẽ khác nhau phụ thuộc vào cường độ bức xạ Mặt Trời.
Trong tháng 12/2015 và tháng 1/2016 cũng đã có nắng chói chang nhưng cường độ bức xạ chưa mạnh vì khi đó chuyển động biểu kiến của Mặt Trời vẫn còn nằm ở phía Nam xích đạo.
Nhưng sau ngày Xuân phân 21/3, chuyển động biểu kiến của Mặt Trời vượt qua xích đạo đi lên Bắc bán cầu và đi qua vùng nhiệt đới trước, Thành phố Hồ Chí Minh và các tính phía Nam nằm ở vùng vĩ độ thấp cho nên trong tháng Tư và nửa đầu tháng Năm cường độ bức xạ Mặt Trời ở mức đỉnh điểm và tia cực tím có trong ánh nắng Mặt Trời cũng ở mức nguy hiểm.
“Từ nay cho đến sau ngày 15/5 vẫn chưa vào mùa mưa, do đó vẫn tiếp tục nắng nóng, cường độ bức xạ vẫn còn mạnh nên tia cực tím vẫn ở mức nguy hiểm, tức là từ mức 10 đến 12 (theo hệ thống thang đo của Mỹ, tia cực tím ở mức 13 là cao nhất) và thời điểm cao nhất trong ngày là sau 10 giờ cho đến 13 -14 giờ,” bà Lan nhận định thêm.
Với mức độ nắng nóng như vậy, sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng rất nhiều.
Bác sỹ Lê Ngọc Diệp, Trưởng phòng Khám Da liễu, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết dưới tác động của nắng nóng, người già, trẻ em dễ bị bệnh do sức đề kháng yếu. Còn người mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp có nguy cơ nặng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn.
Đặc biệt, tia cực tím có trong ánh nắng Mặt Trời với mức độ cao có thể làm thay đổi các tế bào và có thể gây ra ung thư da, hoặc tiền ung thư da. Không chỉ thế, đối với mắt nếu tiếp xúc trực tiếp quá lâu dưới ánh nắng Mặt Trời sẽ dễ bị giảm thị lực hay bỏng giác mạc và có thể bị mù mắt.
Thời tiết tại miền Nam nắng nóng bất thường khiến lượng người nhập viện tăng nhanh. Tại một số bệnh viện nhi tại Thành phố Hồ Chí Minh, số trẻ nhập viện vì bệnh hô hấp và tiêu chảy đang gia tăng mạnh. Cụ thể số lượng bệnh nhi tới phòng khám ngoại trú của Bệnh viện Nhi đồng 1 vào những những ngày tháng Tư đạt con số trung bình khoảng 6.000 trẻ/ngày và con số này chưa giảm xuống trong thời gian tới.
Nắng nóng chưa có dấu hiệu giảm trong những ngày tới, chính vì vậy người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ khỏi ánh nắng Mặt Trời nói chung và tia cực tím nói riêng, nhất là trong những thời điểm phải ra khỏi nhà hoặc làm việc ngoài trời vào giờ cao điểm.
Bác sỹ Lê Ngọc Diệp khuyến cáo từ 7-8 giờ ở thành phố Hồ Chí Minh đã có nắng nóng do đó ngay từ thời điểm này người dân cần có biện pháp bảo vệ mặt và da. Và trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 15 giờ là đỉnh điểm tác động của tia cực tím, người dân nên hạn chế đi ra ngoài. Nếu phải đi ra ngoài đường cần có những biện pháp che chắn cơ thể như đội nón rộng vành, đeo kính mát, mặc áo dài tay, khẩu trang.
Bên cạnh đó, người dân có thể sử dụng kem chống nắng trước khi đi ra ngoài trời... Người dân cần uống nhiều nước nhằm tránh bị suy kiệt cơ thể và giảm ảnh hưởng đến những bệnh lý khác như tim mạch, huyết áp.
Theo dự báo, sau ngày 15/5 trở đi, những cơn mưa chuyển mùa sẽ xuất hiện dày hơn do đó tia cực tím cũng giảm dần. Tuy nhiên, có thể trong những ngày trời quang tia cực tím lại tăng trở lại, vì vậy người dân không nên chủ quan và cần bảo vệ mình trước nắng nóng./.
Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
Nước ta vốn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều cây xanh nên rất phù hợp cho sự phát triển của muỗi. Đây là loài vật gây lây truyền bệnh sốt rét, một căn bệnh từng là nỗi sợ hãi cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Ngày nay, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học dự phòng và điều trị, số người mắc bệnh và tử vong do sốt rét đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, sốt rét vẫn là một bệnh nguy hiểm, dễ mắc nếu di chuyển qua vùng dịch. Vì vậy, mỗi người đều không nên chủ quan.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025