Không chủ quan với bệnh Tăng huyết áp
Phóng viên: Xin bác sĩ cho biết về Huyết áp và bệnh Tăng huyết áp? bệnh THA có khác bệnh Cao huyết áp không? Khi nào thì được gọi là bệnh Tăng huyết áp?
Bác sĩ CKI Đoàn Thị Hạnh: Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch để đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.
Tăng huyết áp hay Cao huyết áp được gọi chung là Tăng huyết áp; xảy ra khi áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn so với bình thường. Đây là một bệnh lý mãn tính, bạn có thể mắc tăng huyết áp trong nhiều năm trước đó mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Mặc dù không có triệu chứng, nhưng về lâu dài bạn có thể mắc các biến chứng trầm trọng do tăng huyết áp như: suy tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não,…
Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam: Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.
Một số loại Tăng huyết áp chủ yếu, bao gồm:
Tăng huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 95% các trường hợp, phần lớn gặp ở người trưởng thành, cao tuổi;
Tăng huyết áp thứ phát (Tăng huyết áp có nguyên nhân là một số bệnh ở thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết…; cần chú ý để tìm nguyên nhân, đặc biệt là THA ở một số người trẻ tuổi (<30 tuổi)
Tăng huyết áp khi mang thai, bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: xảy ra khi huyết áp tâm thu của một người liên tục cao hơn ngưỡng 140 mmHg, trong khi huyết áp tâm trương lại nằm trong ngưỡng cho phép (dưới 90 mmHg).
Cơn tăng huyết áp là biến thể nguy hiểm nhất, xảy ra khi huyết áp tăng độtngột đến mức cấp tính (180/120 mmHg hoặc cao hơn).
Tăng huyết áp kháng trị: Nếu bác sĩ đã kê đơn ba loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác nhau (trong đó có thuốc lợi tiểu) nhưng huyết áp của bệnh nhân vẫn ở mức cao.
Tăng huyết áp áo choàng trắng một số bệnh nhân có trị số huyết áp đo tại phòng khám, bệnh viện cao hơn so với khi đo ở nhà từ 10-15 mmHg. Tuy không nguy hiểm bằng các biến thể khác nhưng tăng huyết áp áo choàng trắng là dấu hiệu báo trước, rằng bệnh nhân có nguy cơ bị tăng huyết áp trong tương lai.
Điều trị bệnh nhân THA tại phòng khám đa khoa CDC Quảng Ninh
Phóng viên: Xin bác sĩ cho biết thêm về các biểu hiện, nguyên nhân của bệnh Tăng huyết áp (THA).
Bác sĩ CKI Đoàn Thị Hạnh: Có nhiều nguyên nhân gây ra tăng huyết áp, tùy thuộc vào người bệnh mắc tăng huyết áp nguyên phát hay tăng huyết áp thứ phát.
Tăng huyết áp nguyên phát: để chỉ các trường hợp không xác định được nguyên nhân gây bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên kết giữa thể tăng huyết áp này với một số yếu tố nguy cơ như: Di truyền, Ăn quá nhiều muối ăn, Lạm dụng rượu bia, Thừa cân, béo phì, Ít vận động thân thể, Sự lão hóa, Hút thuốc, Căng thẳng tinh thần, Bệnh rối loạn hô hấp trong lúc ngủ: bệnh ngưng thở khi ngủ
Tăng huyết áp thứ phát: để chỉ các trường hợp xác định được nguyên nhân chủ yếu gây nên tăng huyết áp:
Bệnh thận cấp hoặc mạn tính: viêm cầu thận cấp/mạn, viên thận kẽ, sỏi thận, thận đa nang, thận ứ nước, suy thận.
Hẹp động mạch thận. U tủy thượng thận (Pheocromocytome).
Cường Aldosterone tiên phát (Hội chứng Conn).
Hội chứng Cushing’s. - Bệnh lý tuyến giáp/cận giáp, tuyến yên.
Do thuốc, liên quan đến thuốc (kháng viêm non-steroid, thuốc tránh thai, corticoid, cam thảo, hoạt chất giống giao cảm trong thuốc cảm/thuốc nhỏ mũi …).
Hẹp eo động mạch chủ.
Bệnh Takayasu.
Nhiễm độc thai nghén.
Ngừng thở khi ngủ.
Yếu tố tâm thần …
Phóng viên: Xin bác sĩ cho biết cách phòng tránh và điều trị bệnh THA?
Bác sĩ CKI Đoàn Thị Hạnh:
Nguyên tắc chung:
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài.
Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”. “Huyết áp mục tiêu” cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.
Điều trị tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích.
Các phương pháp chữa trị Tăng huyết áp bao gồm các biện pháp tích cực thay đổi lối sống và điều trị THA bằng thuốc:
Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống: áp dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm được huyết áp, giảm số thuốc cần dùng …
Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng:
+ Giảm ăn mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày).
+ Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi. + Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no.
Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể BMI từ 18,5 đến 22,9 .
Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.
Hạn chế uống rượu, bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ). 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia hoặc 120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh.
Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.
Tránh bị lạnh đột ngột.
Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp: cần sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ; dùng thuốc thường xuyên để bình ổn huyết áp. Điều trị tăng huyết áp là điều trị cả đời, không tự ý ngừng điều trị.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ những thông tin về bệnh THA!
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
CDC Quảng Ninh tăng cường tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV
Nối tiếp nội dung của lớp tập huấn Tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025, từ ngày 09-11/04/2025, CDC Quảng Ninh tiếp tục giảng dạy các nội dung về tư vấn xét nghiệm HIV cho hơn 30 cán bộ tham gia công tác tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Dịch sởi bùng phát: Nguyên nhân và giải pháp
Dịch sởi đang lan rộng trên cả nước với số ca nghi nhiễm lên đến 40.000 trường hợp và 5 ca tử vong chỉ trong ba tháng đầu năm 2025.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện