Không chủ quan với bệnh dại
Phóng viên: Xin bác sĩ cho biết tình hình bệnh dại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 3 tháng đầu năm 2020 như thế nào? thưa bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hường: Ở nước ta, hàng năm vẫn ghi nhận hàng trăm ca dại tử vong. Trong 3 tháng đầu năm 2020, cả nước ghi nhận 20 ca tử vong do dại tăng so với năm 2019 (15 ca). Tại Quảng Ninh, mới đây đã ghi nhận 1 trường hợp bé trai 7 tuổi xã Quảng Thành, huyện Hải Hà, Quảng Ninh tử vong sau khi bị chó cắn 1 tháng. Mặc dù cháu bị chó cắn vào ngón tay nhưng gia đình chủ quan không đưa cháu đi tiêm phòng vắc xin phòng Dại.
Phóng viên: Xin bác sĩ cho biết những đặc điểm chung của bệnh dại?
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hường: Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, gây tác động lên thần kinh trung ương. Bệnh lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương, nguồn truyền bệnh chủ yếu là chó. Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng, nhất là từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.
Người bị mắc bệnh dại do bị lây truyền vi rút dại qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương (thường là chó, mèo). Ở nước ta, chó nhà nuôi là nguồn truyền bệnh dại chủ yếu cho người chiếm 96-97%.
Người bị con vật nhiễm virus dại cắn sẽ ủ bệnh trong khoảng 2-8 tuần (có thể chỉ khoảng 10 ngày nhưng cũng có thể kéo dài 1 năm, thậm chí lâu hơn). Thời gian ủ bệnh tùy thuộc vào vị trí vết cắn và số lượng virus xâm nhập cơ thể qua vết cắn. Bệnh khởi phát với các triệu chứng ban đầu như sốt, sợ hãi, đau đầu, mệt mỏi, khó chịu,... Giai đoạn viêm não xuất hiện với các biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: sợ ánh sáng, tiếng động và gió. Ngoài ra bệnh nhân có thể kèm theo các rối loạn như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp... Khi đã lên cơn dại, kể cả người và động vật đều dẫn đến tử vong.
Phóng viên: Đâu là nguyên nhân làm gia tăng bệnh dại trên động vật và phải làm gì để phòng chống bệnh dại trên người, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hường: Nguyên nhân làm gia tăng bệnh dại là do tỷ lệ tiêm phòng cho đàn chó rất thấp, trong khi mùa hè thời tiết nóng bức, nguy cơ phát sinh bệnh dại trên chó rất cao. Điều rất đáng lo ngại là đến nay, vẫn không có phương pháp điều trị đặc hiệu nào khi đã phát bệnh. Vì thế, bệnh gây tử vong 100% ở người mắc bệnh dại. Vì vậy nếu bị chó, mèo hay các động vật khác bị dại hoặc nghi ngờ bị dại cắn, cần tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm, nhất là khi vết cắn gây xước da và vết thương chảy máu ở vùng da tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi dại. Là bệnh nguy hiểm song bệnh dại có thể phòng, điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại.
Phóng viên: Có thông tin cho rằng, việc tiêm vắc xin phòng dại có thể gây tổn hại cho sức khỏe, bác sĩ có thể nói rõ hơn về điều này?
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hường: Tất cả các loại vắc xin phòng bệnh dại cho người đều đã phải trải qua các kiểm định về chất lượng cũng như hiệu lực, độc tính, độ an toàn và vô trùng. Tất nhiên, cũng như các loại vắc xin khác, vắc xin phòng dại khi tiêm vào người đều có những phản ứng không mong muốn, song không đáng kể. Hầu hết các trường hợp được tiêm phòng vẫn tiếp tục làm việc, lao động bình thường mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
Phòng tiêm Safpo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh ở số 651, đường Lê Thánh Tông, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long hiện tại sử dụng 2 loại vắc xin phòng Dại là: Abhayrab và Indiarab của Ấn Độ sản xuất, kháng huyết thanh SAR của Việt Nam.
Phóng viên: Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện những gì? Thưa bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hường: Bệnh dại nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
2. Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.
3. Khi bị chó, mèo cắn cần:
- Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để phòng chống bệnh dại.
- Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod hoặc povidone-iodine (nếu có).
- Hạn chế làm dập nát vết thương và không băng kín vết thương.
- Đến ngay Trung tâm Y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.
- Tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa.
Phóng viên: Xin cảm ơn bác sĩ, đã có những chia sẻ hết sức hữu ích!
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
CDC Quảng Ninh tăng cường tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV
Nối tiếp nội dung của lớp tập huấn Tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025, từ ngày 09-11/04/2025, CDC Quảng Ninh tiếp tục giảng dạy các nội dung về tư vấn xét nghiệm HIV cho hơn 30 cán bộ tham gia công tác tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Dịch sởi bùng phát: Nguyên nhân và giải pháp
Dịch sởi đang lan rộng trên cả nước với số ca nghi nhiễm lên đến 40.000 trường hợp và 5 ca tử vong chỉ trong ba tháng đầu năm 2025.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện