Khi nào cần đi khám?
Nguyên nhân và biểu hiện bệnh
Mặc dù virut là nguyên nhân gây bệnh nhưng không phải lúc nào virut cũng có thể xâm nhập và gây bệnh. Virut chỉ có thể gây bệnh khi chúng ta bị suy yếu về miễn dịch, giảm đột ngột số lượng các tế bào miễn dịch trên da. Các tình huống cụ thể là trời rét, chuyển mùa, cơ thể ốm yếu, mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, căng thẳng, ức chế, suy nghĩ lo toan nhiều chuyện quá sức được cho là những nguyên nhân gây ra bệnh.
Bệnh zona rất dễ nhận biết, có thể tự khám và phát hiện tại nhà. Bệnh biểu hiện rõ bằng bộ ba triệu chứng: sốt, đau rát da và mụn nước.
Sốt trong bệnh zona có thể là đột ngột sốt cao như ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể sốt từ từ như ở người lớn, sau đó thì sốt tương đối cao nhưng ít khi lên đến 40 độ. Kèm theo sốt là biểu hiện da đau rát. Đau rát ngay từ khi cơ thể mới sốt, cũng có thể sốt trước rồi mới đau rát nhưng thường là đau rát và sốt hay xảy ra đồng thời.
Đau rát da rất rõ rệt và rất điển hình. Da tại chỗ bị virut xâm nhập đau và rát như phải bỏng. Sau một thời gian ngắn khoảng vài tiếng, da bắt đầu có biểu hiện ửng đỏ. Lúc này da càng đau rát hơn. Đau đến mức người bệnh không dám chạm vào da, thậm chí còn không dám để quần áo cọ vào vùng da này.
Khoảng 1 - 2 ngày tính từ khi bị sốt, tại các chỗ da đỏ, mụn nước bắt đầu xuất hiện. Mụn nước có đặc điểm là khu trú, không lan ra vùng da khác có màng da che phủ dày và có nước trong ở bên trong, có kích thước khoảng 3 - 5mm, nổi gồ, tập trung, tụ lại thành đám như một chùm nho. Tổn thương xuất hiện thành một vệt dài theo đường đi của dây thần kinh. Có lẽ vì lý do này mà nó được gọi là bệnh zona thần kinh.
Người bệnh thấy mệt mỏi một phần vì sốt, một phần vì đau rát da, phần nữa là vì đau nhức toàn thân.
Một khi thấy trên cơ thể chúng ta có bộ ba dấu hiệu: sốt, đau rát da và mụn nước thì gần như là chắc chắn bị zona thần kinh. Nếu để ý thêm là vùng bị tổn thương chỉ khu trú một bên và không sang bên đối diện, cũng không lan ra vùng da bên cạnh ở cùng một phía cơ thể thì chúng ta càng thêm khẳng định đó là bệnh này.
![]() Tổn thương do zona thần kinh. |
Cách xử trí như thế nào?
Việc điều trị bệnh zona cũng khá đơn giản. Hầu hết các trường hợp có thể điều trị tại nhà. Liệu pháp đầy đủ của bệnh zona thần kinh bao gồm: dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm; thuốc làm dịu da; thuốc chống nhiễm khuẩn và thuốc ức chế virut.
Vì cơ thể chúng ta sốt và đau mỏi cơ khớp nên thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm non-steroid rất hiệu quả. Thuốc thông thường là paracetmol dạng sủi kết hợp với codein khá tốt trong bệnh này. Người bệnh sẽ cảm thấy đỡ đau, giảm sốt và xương khớp không còn nhức mỏi nữa. Nếu không đỡ, có thể người bệnh phải tham khảo ý kiến bác sĩ dùng thuốc giảm đau thần kinh.
Tiếp theo là thuốc làm dịu da. Nó không phải là thuốc phức tạp hay đắt tiền mà chỉ là hồ nước y tế. Cách dùng đơn giản: lắc đều trước khi dùng, dùng tăm bông thấm đẫm hồ rồi bôi nhẹ lên bề mặt da tổn thương. Ngày bôi 2 lần, bôi một lớp mỏng. Hồ nước có tác dụng làm mát da rất tốt, có thể ngay tức thì làm giảm cảm giác rát da. Hồ nước chỉ sử dụng trong 2 - 3 ngày đầu của bệnh. Sau đó, phải chuyển sang dùng dung dịch sát khuẩn. Thông dụng là xanh methylen, hoặc dung dịch khác như tím gentan, iốt hữu cơ. Dung dịch này được bôi nhẹ nhàng lên tổn thương có tác dụng chống nhiễm khuẩn cho các mụn nước. Như thế da sẽ không bị tổn thương sâu và không có nguy cơ để lại sẹo.
Thuốc cuối cùng có thể dùng là acyclovia. Đây là thuốc ức chế virut. Thuốc dùng trong bệnh này rất tốt. Nhưng chỉ được dùng khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Trong một vài trường hợp, thuốc corticoid có thể có tác dụng phụ.
![]() Varicella zoster virus. |
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Thường thì bệnh zona có thể điều trị tại nhà, chỉ sau 7 - 10 ngày là bệnh có dấu hiệu lui và tiến tới khỏi. Chúng ta sẽ không phải đến bệnh viện điều trị. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, có thể phải cần tới nhân viên y tế can thiệp. Cụ thể, khi ở một trong các trường hợp sau:
- Bị zona thần kinh gần mắt và tai thì phải đi khám. Nếu không để zona thần kinh chạy vào tai hoặc thuốc điều trị rơi vào mắt hay tai thì rất nguy hiểm.
- Bệnh zona thần kinh không chỉ khu trú một bên mà lan sang cả bên đối diện. Nhất là zona vùng ngực, lưng, cổ, gáy khi bị nặng có thể lan sang bên kia.
- Bệnh zona thần kinh thể hoại tử. Da tổn thương có biểu hiện loét và hoại tử.
- Bệnh zona thần kinh bị trên một diện rộng như bị cả nửa thân mình từ bụng đến lưng, bệnh zona thần kinh bị nhiễm khuẩn, có mủ toàn bộ các nốt tổn thương.
- Bệnh zona thần kinh xảy ra khi người bệnh đang điều trị một số bệnh khác như bệnh AIDS, bệnh viêm gan, bệnh ung thư, bệnh tự miễn…
Trong tất cả các trường hợp này, đi khám sớm sẽ giúp chúng ta ngăn chặn không cho zona phát triển, ngăn chặn các biến chứng xảy ra.
CDC Quảng Ninh: Điểm đến thực hành và học tập kỹ thuật phòng chống sốt xuất huyết
Trong khuôn khổ lớp tập huấn “Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue” do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức tại TP. Hạ Long (từ ngày 19–20/6/2025), đoàn đại biểu gồm gần 100 cán bộ y tế đến từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 28 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc đã có chuyến thăm và thực hành chuyên môn tại CDC Quảng Ninh.
CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng trên địa bàn tỉnh, từ ngày 19/5 đến 01/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh triển khai kế hoạch điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến.
Tăng cường điều tra thu thập chuột, giám sát bọ chét
Từ ngày 20/5 đến ngày 25/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức điều tra thu thập chuột, giám sát bọ chét, động vật y học tại cộng đồng.
Tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ y tế tuyến cơ sở
Ngày 20/5/2025, tại Thành phố Uông Bí, Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ y tế tuyến xã, phường trên địa bàn thành phố.
Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
Nước ta vốn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều cây xanh nên rất phù hợp cho sự phát triển của muỗi. Đây là loài vật gây lây truyền bệnh sốt rét, một căn bệnh từng là nỗi sợ hãi cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Ngày nay, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học dự phòng và điều trị, số người mắc bệnh và tử vong do sốt rét đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, sốt rét vẫn là một bệnh nguy hiểm, dễ mắc nếu di chuyển qua vùng dịch. Vì vậy, mỗi người đều không nên chủ quan.
Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
Từ ngày 20/4 – 26/4/2025, tại TP. Hạ Long, Ban quản lý Dự án “Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Artemisinin” giai đoạn 2024 – 2026 (RAI4E) – Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương đã phối hợp với Trung tâm Kiếm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn chẩn đoán sốt rét bằng kính hiển vi và test chẩn đoán nhanh sốt rét cho các cán bộ phụ trách xét nghiệm sốt rét của 13 huyện/thị xã/thành phố tỉnh Quảng Ninh.
CDC Quảng Ninh: cung cấp dịch vụ phun diệt côn trùng an toàn, hiệu quả
Côn trùng là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái, tuy nhiên có không ít loại côn trùng có thể gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh những loại côn trùng chỉ làm tổn thương như: Dị ứng, mẩn ngứa, đau,…còn có một số loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm hiện đang là hiểm họa cho loài người, đặc biệt ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, những nước đang phát triển. Việc phun diệt côn trùng cũng đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6
- CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
- Ký sinh trùng – Những điều cần biết