Giúp trái tim khỏe với 7 loại thực phẩm
Căn bệnh thiếu máu cục bộ ở tim chiếm 18,7% ca tử vong ở nước này (chỉ xếp sau ung thư), theo báo cáo của Bộ Y tế Singapore năm ngoái. Các nhà khoa học cho rằng bệnh tim hoàn toàn có thể ngừa được nhờ chế độ dinh dưỡng ít béo, ít đường, giảm bớt lượng thịt đỏ, tăng cường ăn cá cũng như rau, củ, quả, trái cây tươi và các loại thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ...
Sau đây là 7 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch, đăng trên trang Yourhealth.com.
1. Súp lơ xanh:
Các nhà nghiên cứu Anh cho biết, ăn súp lơ xanh có thể giúp làm đảo ngược tác hại của bệnh tiểu đường lên các mạch máu cơ tim. Lý do, trong thành phần của loại rau này có chứa một hợp chất tên là sulforaphane giúp tăng cường các enzim bảo vệ mạch máu cơ tim và triệt tiêu các phần tử gây hại cho tim. Bên cạnh đó, súp lơ xanh còn có tác dụng chống viêm, giải độc cho cơ thể.
2. Các loại hạt:
Các loại hạt cung cấp một lượng lớn dầu thực vật, vitamin E và các chất giúp kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể ở mức cho phép. Hầu như mọi loại hạt như: hạnh nhân, hạt dẻ, "óc chó"... đều có tác dụng này.
3. Dầu ôliu:
Các nghiên cứu ở vùng Địa Trung Hải cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tim mạch do thừa cholesterol trong máu thấp hơn so với các vùng khác trên thế giới. Các nhà khoa học cho rằng, nhờ chế độ ăn nhiều dầu ôliu của người dân ở đây nên ngừa được bệnh tim mạch.
Trong thành phần dầu ôliu nguyên chất chứa nhiều chất chống ôxy hóa hơn loại khác. Cụ thể hợp chất polyphenol được tìm thấy nhiều trong dầu ôliu có tác dụng chống ôxy hóa, bảo vệ các tế bào của cơ thể. Bên cạnh đó cơ thể hấp thụ loại dầu này còn giúp giảm viêm, ngừa ung thư buồng trứng, ung thư vú và ung thư ruột kết.
4. Các loại trái cây chín mọng:
Một nghiên cứu thực hiện năm 2008 cho thấy việc ăn một lượng vừa phải các loại trái cây chín mọng làm tăng lượng cholesterol có lợi và giúp giảm huyết áp.
Tất cả loại rau và trái cây đều có tác dụng chống ôxy hóa, trong khi các loại quả mọng được chú ý đặc biệt vì chứa nhiều polyphenol, một chất làm giảm viêm, giảm nguy cơ bệnh tim và ung thư.
Ngoài ra một số thực phẩm khắc cũng chứa nhiều polyphenol bao gồm: chocolate, trà, và rượu vang đỏ... cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim.
5. Cá hồi:
Cá hồi được đánh giá là loại thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe con người bởi nó cung cấp lượng lớn axit béo omega-3 hoàn toàn tự nhiên (một loại chất béo là chất béo có lợi giúp giảm viêm và điều hòa lưu thông máu).
Bên cạnh đó ăn cá hồi còn giúp ngăn chặn mảng bám gây tắc động mạch ở tim và não, làm giảm nguy máu vón cục, đồng thời kiểm soát lượng cholesterol ở mức an toàn. Vì thế các nhà khoa học khuyên mọi người nên ăn cá hồi hoặc các loài cá biển nhiều dầu như: cá ngừ, cá mòi, cá trích ít nhất hai lần mỗi tuần. Song các nhà khoa học nhấn mạnh rằng việc sử dụng dầu ăn làm từ cá hồi cũng không thay thế được cá thịt trong khẩu phần hàng ngày.
6. Các loại đậu:
Nghiên cứu của các nhà khoa học thống kê, những người tham gia nghiên cứu được ăn bổ sung các loại đậu vào khẩu phần ăn ít nhất 4 lần một tuần giảm 22% nguy cơ mắc bệnh tim so với những người ăn ít hơn một lần trong tuần. Báo cáo cũng lý giải trong thành phần các loại đậu như: đậu đen, đậu trắng, đậu đỏ... có ít chất béo, không chứa cholesterol, song cung cấp nhiều chất xơ, protein, canxi, sắt, axit folic và kali.
Trong tuyên bố của cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ cũng đánh giá cao lợi ích của việc ăn đậu, đặc biệt tốt cho những người bị bệnh tim mạch và ung thư. Ngoài ra bổ sung các loại đậu vào khẩu phần ăn hàng ngày còn giúp người bị bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong cơ thể, giảm nguy cơ huyết áp cao và đột quỵ
7. Bột yến mạch:
Một nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn giàu chất xơ hòa tan có trong thành phần yến mạch giúp giảm cholesterol có hại. Bổ sung thêm một bát yến mạch vào mỗi buổi sáng sẽ giúp tăng lượng axit béo omega-3, axit folic, và kali rất tốt cho động mạch.
Khám sàng lọc tại huyện Tiên Yên: Người dân hào hứng tham gia, chủ động bảo vệ sức khỏe
Sáng nay 17/4/2025, tại Trạm Y tế xã Đông Ngũ (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh), rất đông người dân đã có mặt từ sớm để tham gia buổi khám sàng lọc các bệnh không lây nhiễm như tim mạch (tăng huyết áp), đái tháo đường, ung thư vú, ung thư tuyến giáp. Đây là một trong bốn điểm khám thuộc chương trình sàng lọc sức khỏe cộng đồng do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên tổ chức trên địa bàn huyện trong năm 2025.
Chủ động khám sàng lọc – phát hiện sớm ung thư vú để bảo vệ sức khỏe
Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, nhưng nếu được phát hiện sớm, khả năng điều trị thành công rất cao. Nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích phụ nữ chủ động bảo vệ sức khỏe, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tiếp tục tổ chức chương trình khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú trong năm 2025.
Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025 tại thành phố Hạ Long
Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trong công tác cải thiện tình trạng dinh dưỡng, từ ngày 5 đến ngày 6/3, tại thành phố Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn về "Nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025".
Khám phụ khoa, sàng lọc ung thư cổ tử cung và đặt dụng cụ tử cung miễn phí tại CDC Quảng Ninh
Thiết thực kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), từ ngày 3 – 7/3/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Quảng Ninh sẽ tổ chức khám phụ khoa, sàng lọc ung thư cổ tử cung và đặt dụng cụ tử cung miễn phí cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trên địa bàn thành phố Hạ Long.
CÚM MÙA GIA TĂNG MẠNH MÙA ĐÔNG XUÂN - CDC QUẢNG NINH KHUYẾN CÁO BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG
Cúm mùa đang gia tăng nhanh chóng ở nhiều địa phương. Đặc biệt, khí hậu lạnh và thời tiết nồm ẩm như thời gian gần đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lây nhiễm của vi rút cúm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Thời gian qua, công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh luôn được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm, nhất là chăm sóc về mặt vật chất, tinh thần, tạo điều kiện cho người cao tuổi được hưởng đầy đủ chính sách chăm sóc sức khỏe từ gia đình tới cộng đồng. Từ đó, từng bước nâng cao chất lượng sống và phát huy được vai trò của người cao tuổi.
Bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sau đại dịch Covid-9, chúng ta sẽ phải đối mặt với đại dịch nguy hiểm là sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Do đó, bên cạnh việc phòng các bệnh truyền nhiễm mới nổi, các nước cần tập trung phòng, điều trị bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Ngoài ra, còn có chấn thương do tai nạn thương tích.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện