Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Tham gia cùng đoàn còn có đồng chí Vũ Hải Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Hạ Long; đại diện Phòng Y tế thành phố cùng đại diện các ban ngành, đoàn thể phường Hà Phong.
Tại Việt Nam, theo báo cáo của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm (Bộ Y tế) từ đầu năm 2025 đến nay, khu vực miền Bắc ghi nhận 440 trường hợp sởi tại 25/28 tỉnh, trong đó Hà Nội là tỉnh ghi nhận số ca mắc cao nhất với 141 ca.
Tại tỉnh Quảng Ninh từ đầu năm 2025 đã giám sát 36 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 27 ca dương tính. Riêng tại thành phố Hạ Long tính đến hết ngày 5/2/2025 đã ghi nhận 16 ca dương tính chiếm 59,3% số ca mắc sởi toàn tỉnh. Đặc biệt số ca mắc tập trung tại Làng Chài – Khu 8 phường Hà Phong: 11 ca mắc (10 ca được xét nghiệm khẳng định).
Với mục tiêu tăng cường tỷ lệ phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng ngừa dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong do bệnh sởi trên địa bàn phường. Trạm Y tế phường Hà Phong đã triển khai tiêm vắc xin phòng sởi cho các đối tượng từ 09 tháng tuổi trở lên đến 16 tuổi đủ điều kiện tại khu 8, phường Hà Phong.
Đợt này đã có 164 trường hợp được tiêm, trong đó 162 trường hợp tiêm vắc xin sởi 2 (mở rộng), 2 trường hợp tiêm vắc xin sởi 1.
Qua kiểm tra, giám sát cho thấy việc triển khai tiêm chủng đã đảm bảo an toàn, chất lượng theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các quy định của Bộ Y tế về tiêm chủng; tuân thủ theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội; không ghi nhận trường hợp nào phản ứng sau tiêm.
Hiện nay, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh. Những nơi tập trung đông người như nơi công cộng, trường học…có nguy cơ rất cao lây lan dịch sởi. Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.
Để phòng chống bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã khuyến cáo các bậc phụ huynh cần:
1. Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi đi tiêm đầy đủ và đúng lịch.
2. Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.
3. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
4. Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.
5. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Một số hình ảnh
Đoàn giám sát tiêm phòng sởi
Đoàn giám sát tiêm phòng sởi
Đoàn giám sát tiêm phòng sởi
Đoàn giám sát tiêm phòng sởi
Đoàn còn tư vấn, tuyên truyền phòng Sởi tại nhà dân
Ngọc Phượng, Mạnh Hùng – CDC QN
BỆNH MÀY ĐAY DO KÝ SINH TRÙNG: ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI NHỮNG VẾT NGỨA NGÁY TRÊN DA
Thông thường, khi có các vết mề đay, mẩn đỏ dưới da thường mọi người sẽ nghĩ đến dị ứng hoặc do chức năng thải độc của gan bị suy giảm. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ nghe đến bệnh mề đay do Ký sinh trùng chưa? Bệnh mày đay do ấu trùng giun đũa chó mèo có biểu hiện khác gì với mề đay và chữa như thế nào? Bệnh mày đay (hay còn gọi là nổi mề đay) có thể là một trong những biểu hiện của nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là do các loại giun sán gây ra. Khi cơ thể nhiễm ký sinh trùng, hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng histamine và các chất trung gian hóa học khác, dẫn đến các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn đỏ, sẩn phù trên da, có thể là mày đay.
Nhu cầu mua máy tính xách tay và máy in
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh – Dự án EM – THRIVE có nhu cầu mua máy tính xách tay và máy in theo cấu hình, số lượng, đơn giá dự kiến như sau
Nhu cầu bảo dưỡng thiết bị
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu bảo dưỡng thiết bị danh mục, số lượng như sau
Nhu cầu sửa chữa thiết bị
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu sửa chữa thiết bị danh mục, số lượng như sau
Nhu cầu hiệu chuẩn thiết bị
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu hiệu chuẩn thiết bị danh mục, số lượng như sau:
Nhu cầu tiếp nhận báo giá Vật tư, hóa chất khoa hóa sinh
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đang có nhu cầu với nội dung cụ thể như sau
Nhu cầu tiếp nhận báo giá Mua hóa chất phục vụ công tác phun diệt côn trùng
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất phục vụ công tác phun diệt côn trùng dịch vụ cho khoa KST-CT với nội dung cụ thể như sau
Phòng khám bệnh ký sinh trùng – điểm tựa sức khỏe bền vững
Trong xã hội hiện đại, với nhịp sống bận rộn và nhiều thay đổi về thói quen sinh hoạt, ăn uống, chúng ta thường chú trọng đến các bệnh lý phổ biến như tim mạch, tiểu đường, ung thư... mà quên mất một "kẻ thù thầm lặng" vẫn đang âm thầm đe dọa sức khỏe của hàng triệu người mỗi ngày – đó chính là bệnh do ký sinh trùng gây ra. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2016, trên Thế giới có khoảng 1,2 tỷ người nhiễm giun đũa, 795 triệu người nhiễm giun tóc và 740 triệu người nhiễm giun móc/mỏ. Bên cạnh đó, bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo cũng nổi lên trong giai đoạn hiện nay, qua điều tra Phân vùng dịch tễ tại Quảng Ninh đều ghi nhận ca bệnh ở hầu hết các địa phương được giám sát.
Nhu cầu Truyền thông về Phòng chống tác hại của thuốc lá trên truyền hình tỉnh Quảng Ninh
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu Truyền thông về Phòng chống tác hại của thuốc lá trên truyền hình tỉnh Quảng Ninh, danh mục, số lượng như sau
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6
- CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025