Giảm nguy cơ tử vong với phương pháp Nút mạch cầm máu điều trị chấn thương nội tạng
Khi bị tổn thương động mạch hoặc các tạng như gan, thận, lách…do tai nạn giao thông, tai nạn trong lao động, sinh hoạt, bệnh nhân sẽ gặp phải nguy cơ mất máu, kéo theo một loạt các biến chứng nghiêm trọng như rối loạn hoạt động các chức năng sống của cơ thể, rối loạn đông máu, suy phủ tạng và dẫn đến tử vong. Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ cấp cứu để xử lý các tổn thương. Tuy nhiên, với phương pháp nút mạch cầm máu trong chấn thương, bệnh nhân sẽ không phải trải qua những cuộc đại phẫu cắt gan, thận, lách…nặng nề kéo dài hàng giờ, tiềm ẩn biến chứng trong và sau phẫu thuật nguy hiểm như sốc mất máu, nhiễm trùng vết mổ…Đây là phương pháp can thiệp ít xâm lấn an toàn, hiệu quả, được ứng dụng sâu rộng trên thế giới và một số Bệnh viện tuyến Trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy…
Vừa qua, Bệnh viện Bãi Cháy đã nút mạch cấp cứu thành công cho bệnh nhân L.V.H (24 tuổi, Quảng Ninh), bị chấn thương lách độ IV do tai nạn giao thông. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mạch đập nhanh, da niêm mạc nhợt, chảy máu vùng đầu, bụng đau, chướng căng. Các xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân bị đa chấn thương (chấn thương sọ não, chấn thương bụng kín, vỡ lách độ IV), máu chảy tràn vùng ổ bụng khoảng 2 lít. Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm tâm can thiệp tin mạch và tiến hành kĩ thuật nút mạch cầm máu xử trí tổn thương lách trên hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA.
Bệnh nhân sau can thiệp nút mạch điều trị chấn thương lách
Kíp bác sĩ CKI Lê Tiến Hưng – Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bãi Cháy trực tiếp thực hiện trong thời gian 45 phút. Vị trí động mạch tổn thương và hướng đi của thiết bị can thiệp dẫn hóa chất gây tắc mạch được hiển thị rõ nét, chính xác trên hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA. Sau khi tiến hành bơm chất gây tắc, người bệnh được chụp lại, kiểm tra để thấy không còn chảy máu ở vùng tổn thương. Sau can thiệp 1 ngày, bệnh nhân L.V.H đã hoàn toàn tỉnh táo, có thể giao tiếp tốt, vùng lách chấn thương được kiểm soát tốt, không xuất hiện tình trạng xuất huyết sau can thiệp. Bệnh nhân được chuyển về khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bãi Cháy để tiếp tục điều trị hồi phục sức khỏe.
Bác sĩ CKI Lê Tiến Hưng – phó trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết: “Kỹ thuật nút mạch cấp cứu chấn thương nội tạng được thực hiện thành công sẽ cầm máu tức thì, bệnh nhân bảo tồn được cơ quan nội tạng, không phải trải qua phẫu thuật cắt lách với nhiều nguy cơ biến chứng trong và sau phẫu thuật. Vị trí luồn thiết bị can thiệp kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 0,5mm, không chảy máu, không để lại sẹo. Sau can thiệp nút mạch 24 tiếng, bệnh nhân có thể xuất viện. Quá trình tiến hành kỹ thuật chỉ trong khoảng 30 - 45 phút, không gây đau đớn, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo. Kỹ thuật nút mạch còn được áp dụng hiệu quả cho rất nhiều các bệnh lý của các cơ quan bộ phận khác nhau như: Các bệnh lý về mạch máu do chấn thương, không do chấn thương, các chấn thương vỡ gan, lách, thận…, u gan, ho ra máu, u xơ tử cung, u tiến liệt tuyến…”
Không chỉ bệnh nhân L.V.H mà rất nhiều trường hợp bệnh nhân nguy kịch, sốc mất máu do “ho ra máu sét đánh” trên nền lao phổi, chấn thương gan, u máu gan vỡ…đã được bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy “cứu thoát cửa tử” bằng phương pháp nút mạch cấp cứu.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
CDC Quảng Ninh tăng cường tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV
Nối tiếp nội dung của lớp tập huấn Tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025, từ ngày 09-11/04/2025, CDC Quảng Ninh tiếp tục giảng dạy các nội dung về tư vấn xét nghiệm HIV cho hơn 30 cán bộ tham gia công tác tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Dịch sởi bùng phát: Nguyên nhân và giải pháp
Dịch sởi đang lan rộng trên cả nước với số ca nghi nhiễm lên đến 40.000 trường hợp và 5 ca tử vong chỉ trong ba tháng đầu năm 2025.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện