COVID-19 phòng và chống: Các biện pháp giúp giảm nồng độ virus trong nhà
Các bằng chứng khoa học hiện nay chứng minh rằng virus SARS-CoV-2 chủ yếu lây lan qua các giọt dịch lớn từ hơi thở cũng như các hạt bụi nhỏ khi thở ra được gọi là khí dung. Chúng có thể tồn tại ở không gian trong nhà với thời gian dài, đặc biệt nếu không gian bị kín và thông gió kém. Nguy cơ lây truyền COVID-19 cũng gia tăng đáng kể khi chúng ta cởi bỏ khẩu trang (kể cả khi ăn hoặc uống) và dùng chung một khu vực trong nhà.
Cơ chế lây nhiễm
Virus SARS-CoV-2 lây lan qua đường hô hấp. Khi bệnh nhân ho virus theo các hạt nhỏ li ti văng bắn ra ngoài. Người ngoài hít phải sẽ bị lây nhiễm. Khi xâm nhập vào cơ thể, nó có khả năng tổng hợp các gen, trở thành một thành phần của cơ thể.
Virus biến chủng này dường như đã làm được "thẻ ra vào" để có thể xuyên qua "hàng rào" bảo vệ của cơ thể mà không bị phát hiện ra. Chúng gắn vào tế bào cơ thể và sản sinh với tốc độ cực nhanh. Tới khi số lượng quá lớn thì cơ quan phản vệ của cơ thể mới phát hiện ra.
Nguy hiểm hơn là COVID-19 có thể lây qua tiếp xúc bề mặt. Nếu chạm vào bề mặt có virus của người bệnh đã bị phát tán ra ngoài như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang máy, bề mặt các đồ dùng trong môi trường kín thì nguy cơ lây nhiễm là rất cao. Trong phòng nhiệt độ lạnh, kín nên không khí tù, không thông thoáng là điều kiện rất dễ lây nhiễm nếu như trong phòng có người ủ bệnh.
Theo kết luận của Tổ chức Y tế thế giới, môi trường thông thoáng và nắng nóng từ ánh sáng mặt trời sẽ làm giảm mạnh khả năng hoạt động và giảm nguy cơ lan tràn lây nhiễm của hầu hết các chủng virus gây bệnh đường hô hấp.
Mở cửa thông thoáng nơi ở và ánh nắng mặt trời là một trong những "khắc tinh" của virus gây bệnh hô hấp, trong đó có SARS-CoV-2. Vậy chúng ta phải hành động gì ngay bây giờ để hạn chế môi trường trú ngụ và giảm mật độ của virus trong không khí nơi ở và sinh hoạt, nhằm tránh lây nhiễm cho chính bạn và gia đình bạn?
Giữ mọi thứ có tổ chức, gọn gàng và vệ sinh nhà cửa hàng ngày
Đối với những vật dụng xung quanh bạn trong nhà hay phòng riêng, phải sắp xếp một cách gọn gàng và khoa học. Hút bụi, làm sạch bề mặt nhà cửa, đồ đạc, các tay nắm, tay vịn... nhất là các ngóc ngách và gầm tủ, giường dễ bỏ sót. Loại bỏ bụi bẩn và đồ đạc không dùng đến để dễ dàng cho việc lau chùi và dọn vệ sinh hàng ngày. Càng làm tốt việc này, bạn càng loại bỏ nơi ẩn náu của virus.
Làm thông thoáng nhà cửa, đón nhận ánh sáng mặt trời
Mở cửa giúp nhà thông thoáng, tạo nhiều dòng không khí đối lưu liên tục, từ đó giảm nhanh mật độ virus trong không khí, nhất là khi trong nhà bạn có người đang mắc các bệnh liên quan nhiễm virus hô hấp như cảm lạnh, cúm...
Khi ánh nắng mặt trời tràn vào nhà bạn, không khí sẽ ấm nóng lên một cách tự nhiên, tạo ra một môi trường có nhiệt độ cao không thích hợp cho sự sinh trưởng của các chủng virus gây bệnh đường hô hấp.
Ngoài ra, ánh sáng mặt trời còn có khả năng giúp cơ thể tiết ra beta-endorphin giúp cải thiện tâm trạng và cảm thấy vui, phấn chấn hơn. Ánh nắng mặt trời giúp tăng cường nồng độ serotonin - một hormone hạnh phúc tự nhiên của cơ thể.
Việc giảm nồng độ SARS-CoV-2 bằng cách thông và lọc gió có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự lây truyền của virus. Ngoài việc giữ cơ thể khỏe mạnh, thông gió đầy đủ, đeo khẩu trang và tránh không gian đông đúc trong nhà, tuân thủ nghiêm ngặt 5K của Bộ Y tế, những giải pháp trên đây có thể giúp kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.
CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng trên địa bàn tỉnh, từ ngày 19/5 đến 01/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh triển khai kế hoạch điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến.
Tăng cường điều tra thu thập chuột, giám sát bọ chét
Từ ngày 20/5 đến ngày 25/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức điều tra thu thập chuột, giám sát bọ chét, động vật y học tại cộng đồng.
Cảnh báo gia tăng ca mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng. Số ca mắc tăng mạnh từ tháng 3, riêng tháng 4 bằng tổng hai tháng trước cộng lại. Đáng chú ý trong số đó có đến 98,6% là trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt nhóm trẻ từ 1-5 tuổi (đi nhà trẻ, mẫu giáo) chiếm tới 93,4%.
Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
Nước ta vốn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều cây xanh nên rất phù hợp cho sự phát triển của muỗi. Đây là loài vật gây lây truyền bệnh sốt rét, một căn bệnh từng là nỗi sợ hãi cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Ngày nay, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học dự phòng và điều trị, số người mắc bệnh và tử vong do sốt rét đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, sốt rét vẫn là một bệnh nguy hiểm, dễ mắc nếu di chuyển qua vùng dịch. Vì vậy, mỗi người đều không nên chủ quan.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6
- CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
- Ký sinh trùng – Những điều cần biết