Chuyển biến mới trong điều trị Ebola: Virus không dễ lây lan?
Sức khỏe của một nữ y tá người Tây Ban Nha và bốn nhân viên cứu trợ người Mỹ bị nhiễm Ebola ở Tây Phi cũng đã có chuyển biến tích cực.
Và không phải tất cả những người dương tính với Ebola đều tử vong. Vậy lý do ở đây là gì?
Việc 43 người ở Dallas từng tiếp xúc với bệnh nhân Thomas Duncan được chấm dứt cách ly "đã khẳng định thêm điều nhiều người trong số chúng ta từng nói: Ebola không dễ lây lan," tiến sỹ Joseph McCormick thuộc Khoa Sức khỏe cộng đồng, Đại học Texas cho biết.
Từng làm việc ở Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh dịch, tiến sỹ McCormick đã nghiên cứu đợt bùng phát Ebola đầu tiên hồi năm 1976 cùng các đợt bùng phát Ebola tiếp theo và các loại virus gây xuất huyết khác.
Virus Ebola lây truyền qua tiếp xúc với các loại dịch cơ thể, qua vết thương hở trên da, hoặc dùng tay đã bị nhiễm dịch đưa lên mắt hay mũi.
Một khi đã xâm nhập cơ thể, Ebola bắt đầu tấn công hệ miễn dịch và vô hiệu hóa cơ chế báo động.
Virus nhanh chóng sinh sản và tấn công các tế bào trước khi hệ miễn dịch nhận ra và phản ứng lại.
Chỉ sau khi virus sinh sôi đủ mạnh thì các triệu chứng mới xuất hiện, bắt đầu là sốt, đau cơ, đau đầu và đau họng. Khi đó một người mới được xác nhận là đã nhiễm bệnh.
Hiện vẫn chưa rõ tại sao Ebola có ảnh hưởng khác nhau tới những người khác nhau. Tuy nhiên, theo tiến sỹ McCormick, tốc độ xuất hiện triệu chứng phụ thuộc vào số lượng virus mà bệnh nhân bị phơi nhiễm ban đầu.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định lượng virus tập trung nhiều ở trong máu, chất nôn và chất bài tiết của bệnh nhân hơn các loại dịch cơ thể khác.
Hiện chưa có phương pháp đặc trị Ebola, nhưng các chuyên gia cho biết các biện pháp chăm sóc hỗ trợ căn bản như truyền dịch và chất dinh dưỡng qua tĩnh mạch hay duy trì huyết áp là hết sức quan trọng để bệnh nhân có thêm thời gian chống lại virus.
Việc bị nôn và tiêu chảy thường xuyên sẽ gây ra mất nước cho cơ thể. Tồi tệ hơn, trong các trường hợp nghiêm trọng, mạch máu của bệnh nhân nứt và rỉ máu ra, khiến huyết áp giảm xuống mức nguy hiểm và tụ dịch ở phổi.
"Chìa khóa ở đây là cân bằng giữa duy trì huyết áp bằng truyền máu và ngăn phổi bị sưng phù," tiến sỹ McCormick cho hay.
Các trường hợp tử vong xảy ra khi cơ thể bị sốc và hoạt động của các cơ quan nội tạng thất bại.
"Chúng tôi dựa vào khả năng miễn dịch của cơ thể để kiểm soát virus. Chúng tôi phải duy trì tình trạng sống của bệnh nhân đủ lâu để cơ thể kiểm soát được căn bệnh," tiến sỹ Bruce Ribner thuộc đơn vị chống bệnh truyền nhiễm ở bệnh viện đại học Emory (Atlanta), nơi đã điều trị thành công cho ba nhân viên cứu trợ bị nhiễm Ebola cho biết.
Các bác sỹ ở Trung tâm Y tế Emory và Nebraska, nơi điều trị thành công cho nhân viên cứu trợ thứ tư cho biết, các biện pháp điều trị thử nghiệm như truyền plasma từ những người nhiễm Ebola và đã hình thành kháng thể cho bệnh nhân, hay dùng các loại thuốc thử nghiệm hiện vẫn còn khan hiếm không đảm bảo chắc chắn bệnh nhân sẽ được cứu.
Khả năng sống sót của bệnh nhân còn phụ thuộc vào việc họ có được chăm sóc kịp thời hay không.
Nghiên cứu của tiến sỹ McCormick còn chỉ ra một yếu tố ngoài tầm kiểm soát có ảnh hưởng khác, đó là khả năng phản ứng nhanh của hệ miễn dịch khi virus vừa xâm nhập.
Một nghiên cứu khác lại cho rằng có mối liên hệ giữa các nhân tố miễn dịch di truyền và khả năng sống sót khi nhiễm virus./.
Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
Sáng ngày 30/6/2025, tại hội trường tầng 8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị do Đảng ủy bộ phận Trung tâm chủ trì với sự tham dự của Ban Giám đốc, BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn và 99/102 đảng viên thuộc các chi bộ trực thuộc.
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
Chiều ngày 2/6/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Hoàng Văn Thượng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, viên chức và người lao động
Ngày 2/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động tại đơn vị. Đây là hoạt động nhằm trang bị kiến thức về AI và kỹ năng khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ này trong công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Tăng cường giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh
Để chủ động phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào cao điểm mùa dịch trong năm, từ ngày 20/5 đến ngày 30/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức giám sát, điều tra véc tơ và tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Ngày 20/5, đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo, cán bộ các phòng chức năng của Sở Y tế; Lãnh đạo một số khoa, phòng của các đơn vị được trưng dụng tham gia đoàn kiểm tra.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh tập trung, chủ động, sẵn sàng ứng phó với bão số 3
- CDC Quảng Ninh điều tra dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại 02 xã vùng sâu, vùng xa
- Cảnh giác với bệnh dại: Không chủ quan dù chỉ một vết cắn, cào nhỏ!
- Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng