6 cách đơn giản phòng ngừa bệnh tăng huyết áp
1. Chế độ ăn hợp lý: Dưới 5g muối/ngày; tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no; đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng trong khẩu phần ăn hằng ngày.
2. Duy trì cân nặng hợp lý và cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.
3. Không hút thuốc lá hoặc thuốc lào, hạn chế uống bia rượu.
4. Tăng cường hoạt động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày.
5. Tránh các lo âu, căng thẳng, sống tích cực, nghỉ ngơi hợp lý
6. Người trưởng thành cần thường xuyên đo kiểm tra huyết áp để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp.
Người bị bệnh tăng huyết áp bên cạnh áp dụng các biện pháp tích cực thay đổi lối sống như trên, cần được theo dõi, quản lý bệnh lâu dài và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Chỉ nên ăn dưới 5g muối/ngày để phòng bệnh tăng huyết áp. Ảnh minh họa.
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ trong 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh. Đặc biệt, tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim làm cho hàng trăm nghìn người bị tử vong, liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm.
Đáng chú ý, số người mắc tăng huyết áp và bệnh tim mạch vẫn có xu hướng tăng cao do sự gia tăng các yếu tố nguy cơ gây bệnh trong cộng đồng. Kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2015 cho thấy, trong 12 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp ở cộng đồng hiện nay thì có tới 57% chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị; đồng thời có tới 70% số người có nguy cơ tim mạch hiện không được tư vấn, quản lý dự phòng.
Đo huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp. Ảnh minh họa.
Do đó, kiểm tra huyết áp thường xuyên là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp. Mọi người dân cần thường xuyên kiểm tra huyết áp thông qua khám sức khỏe định kỳ hoặc qua các lần đi khám, kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế...
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
Khoa TTGDSK (CDC Quảng Ninh) giành 2 Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sức khỏe nhân dân’ lần thứ II năm 2024
Ngày 9/1/2025, tại Thành phố Hà Nội diễn ra Lễ tổng kết và trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì Sức khỏe nhân dân” lần thứ II năm 2024 do Bộ Y tế phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. 59 tác phẩm báo chí xuất sắc trên tổng số 600 tác phẩm báo chí của hơn 1000 nhà báo, phóng viên, tác giả trên cả nước đã được vinh danh và trao giải. Trong đó, Khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe (CDC Quảng Ninh) vinh dự được trao 01 giải Nhì (thể loại phát thanh) và 01 giải Ba (thể loại truyền hình).
Nâng cao năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tại Quảng Ninh
Trong 02 ngày từ 5 – 6/12/2024, tại TP.Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho 50 học viên là cán bộ chuyên trách, cán bộ lâm sàng về quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường phòng, chống các bệnh không lây nhiễm
Dù không có khả năng lây truyền, nhưng bệnh không lây nhiễm thường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, cũng như gây ra những tác hại lớn cho gia đình, xã hội. Ước tính mỗi năm, tại Việt Nam, số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 77% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân và Quảng Ninh cũng không ngoại lệ. Bởi vậy phòng, chống các bệnh không lây nhiễm luôn được ngành y tế tỉnh chú trọng.
ĐO HUYẾT ÁP ĐÚNG – KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP TỐT
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Tăng huyết áp (THA) ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. Năm 2005, trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì tăng huyết áp là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,1 triệu người.
Phương pháp mới hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh nhân cao huyết áp
Kỹ thuật phát hiện, sàng lọc bệnh nhân mang gene huyết áp cao của các nhà khoa học Trung Quốc có thể mở đường cho việc cá nhân hóa phác đồ điều trị cho các bệnh nhân mắc căn bệnh này trong tương lai.
Các thực phẩm quen thuộc giúp ổn định huyết áp
Thực phẩm như rau xanh, cá hồi, sữa chua, tỏi, lựu… là những loại 'thuốc' tự nhiên tốt cho huyết áp.
4 cách kiểm soát huyết áp không dùng thuốc
Bổ sung kali, ăn nhiều rau, thực hiện nhịn ăn gián đoạn và tập thể dục đều đặn là những cách đơn giản để kiểm soát huyết áp.
Cao huyết áp có yếu tố di truyền không?
Tuổi tác, lịch sử gia đình, giới tính có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc huyết áp cao và được xem là yếu tố rủi ro di truyền của tình trạng này.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh tiếp đoàn công tác Hội Y học Lao động Việt Nam và Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế)
- Phòng khám da liễu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh - Chuyên gia cho làn da của bạn
- Dịch sởi bùng phát: Nguyên nhân và giải pháp
- Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
- Phòng khám Sản - Phụ khoa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: Uy tín hàng đầu - Chất lượng vượt trội
- Truyền thông giáo dục về sức khỏe sinh sản cho tuổi vị thành niên tại thành phố Uông Bí