11 dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hơn cảm lạnh

Các triệu chứng kéo dài quá 4ngày
Cảm lạnh thường sẽ tự hết trong vòng 3 đến 4 ngày. Bệnh bắt đầu với ngứa họng, ngạt mũi và chảy nước mũi, và sau đó thường là ho. Trong khi ho và chảy nước mũi sau có thể kéo dài, song hầu hết các triệu chứng sẽ biến mất sau 4 ngày.
Nếu các triệu chứng kéo dài hơn, thì có thể bạn đang bị một thứ gì đó đáng lo ngại hơn, chẳng hạn như cúm hoặc bệnh bạch cầu đơn nhân. Để an toàn, hãy hẹn gặp bác sĩ.

Triệu chứng dường như biến mất ... và sau đó quay trở lại
Nếu bạn nghĩ mình đã khỏi bệnh, nhưng rồi các triệu chứng lại xuất hiện trở lại chỉ sau một thời gian ngắn, thì đó có thể là một dấu hiệu của bệnh “hồi ứng” hoặc "siêu vi khuẩn".
Có thể ban đầu bạn bị cảm lạnh, nhưng khi hệ miễn dịch bị tổn hại, bạn đã phát triển một bệnh nào đó nghiêm tọng hơn, như viêm họng liên cầu, viêm phổi hoặc viêm xoang. Hãy đi khám bác sĩ để xem bạn có cần điều trị bổ sung hay không, chẳng hạn như kháng sinh.

Trước đó mới đi chơi xa
Trước đó mới đi du lịch nước ngoài một dấu hiệu báo động cho các bác sĩ vì có thể bạn bị một nhiễm trùng hiếm gặp nào đó mà bác sĩ thường không nghĩ đến. Điều quan trọng phải đi khám bác sĩ nếu thấy có bất kỳ triệu chứng “lạ” nào sau khi trở về từ một chuyến đi nước ngoài.
Sốt cao
Có thể bị sốt kèm theo cảm lạnh, nhưng ít gặp - đặc biệt là sốt cao. Nếu bị sốt ở 38 độ thì đó có thể là dấu hiệu của viêm họng do liên cầu. Hầu hết các bệnh nhân mắc liên cầu sẽ bị sốt cao trong vài ngày đầu sau khi bị bệnh, vì vậy hãy cảnh giác với sự tăng cao đột ngột của thân nhiệt.
Nhiễm liên cầu họng là một bệnh cần phân biệt với cảm lạnh. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây bệnh thấp và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim.
Sốt nhẹ kéo dài nhiều ngày
Ngay cả khi sốt không cao, sốt nhẹ kéo dài nhiều ngày liên tiếp có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cố chống lại một bệnh gì đó nghiêm trọng hơn là cảm lạnh. Sốt dai dẳng có thể là bạn bị cúm hoặc bị bệnh bạch cầu mono - vì vậy hãy cẩn thận đi khám, ngay cả khi không cảm thấy không nghiêm trọng lắm.

Có vấn đề về tiêu hóa
Buồn nôn, nôn và tiêu chảy thường không đi kèm với cảm lạnh, vì thế những triệu chứngnày có thể báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như cúm. Điều quan trọng là phải đi khám nếu những triệu chứng này diễn ra dai dẳng, vì chúng có thể khiến bạn bị mất nước.

Đau đầu dữ dội
Các bác sĩ thường lưu ý đến những cơn đau đầu dữ dội – nhất là nếu chúng đi kèm với sốt và cứng gáy - vì đây có thể là dấu hiệu viêm màng não. Mặt khác, cảm giác nặng đầu hoặc đau đầu nhiều quanh mắt và mũi có thể là dấu hiệu của viêm xoang, cô giải thích. Loại đau đầu này có thể tăng hơn khi bạn cúi về phía trước, vì bạn sẽ cảm thấy áp lực ở các xoang bị tắc nghẽn.
Bị đau ngực hoặc khó thở
Mặc dù ho là một triệu chứng thông thường của cảm lạnh, nó sẽ không nghiêm trọng đến nỗi gây ra khó thở, thở khò khè, hoặc đau ngực. Không được bỏ qua những triệu chứng này, vì khó thở có thể là một dấu hiệu của viêm phế quản hay viêm phổi, trong khi đau ngực, tức ngực, và khó thở đột ngột có thể báo hiệu thuyên tăc mạch phổi.

Các triệu chứng chỉ ở một vùng
Một dấu hiệu báo động khác là tình trạng "khu trú" của các triệu chứng, nghĩa là bạn cảm thấy chúng chỉ ở một vùng cụ thể. Trong khi cảm lạnh ảnh hưởng đến toàn bộ đường hô hấp trên, thì nhiều bệnh khác lại đặc trưng bởi các triệu chứng nặng ở một nơi.
Ví dụ, liên cầu gây đau họng rất nhiều, rất khó nuốt, nhưng thông thường sẽ không gây đau khắp cơ thể. Viêm xoang có thể gây nhức đầu và thậm chí đau răng, viêm tai thường gây đau và tắc nghẽn ở một tai, và bệnh bạch cầu mono có thể gây sưng a-mi-đan.

Đau nhức cơ thể
Cảm lạnh không dễ chịu gì, nhưng nó không làm cho cả người đau nhức. Trong khi đó, cúm có thể khiến các cơ và cả cơ thể đau nhức, và cũng có thể đi kèm với mệt mỏi và ớn lạnh.
Với bệnh cúm, bạn sẽ cảm thấy như mình bị một chiếc xe tải đâm vào. Chỉ cần ra khỏi giường cũng khiến bnaj muốn xỉu, và các cơ bắp đều đau nhức.

Có một khuôn mẫu cho các triệu chứng
Có thể khó phân biệt dị ứng với cảm lạnh, vì chúng có những triệu chứng tương đồng. Nhưng dị ứng thường diễn ra theo một khuôn mẫu nhất định. Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng nặng lên sau khi ở ngoài trời hoặc sau khi chơi với con vật cưng, hoặc chúng có xu hướng đến và đi vào một mùa nhất định, thì có thể là bạn bị dị ứng. Có nhiều người cứ tưởng mình bị bệnh cảm lạnh, nhưng hóa ra lại là bị dị ứng với lông mèo.
Để xác định nguyên nhân chính xác, hãy theo dõi lịch sử triệu chứng và xem chúng có bất kỳ xu hướng nào hay không; nó có thể là bạn đang dị ứng với một cái gì đó hoặc dị ứng thời tiết.
CDC Quảng Ninh điều tra dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại 02 xã vùng sâu, vùng xa
Trong khuôn khổ Kế hoạch phòng, chống bệnh ký sinh trùng giai đoạn 2023–2025 của tỉnh Quảng Ninh, từ ngày 14 đến 27/7/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh đã tổ chức đợt điều tra phân vùng dịch tễ học bệnh ký sinh trùng tại hai địa phương miền núi là xã Ba Chẽ và xã Kỳ Thượng. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nhằm chủ động phát hiện, giám sát, quản lý và điều trị sớm các bệnh lý ký sinh trùng thường gặp, bảo vệ sức khỏe cộng đồng tại các khu vực còn nhiều khó khăn.
CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng trên địa bàn tỉnh, từ ngày 19/5 đến 01/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh triển khai kế hoạch điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến.
Tăng cường điều tra thu thập chuột, giám sát bọ chét
Từ ngày 20/5 đến ngày 25/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức điều tra thu thập chuột, giám sát bọ chét, động vật y học tại cộng đồng.
Cảnh báo gia tăng ca mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng. Số ca mắc tăng mạnh từ tháng 3, riêng tháng 4 bằng tổng hai tháng trước cộng lại. Đáng chú ý trong số đó có đến 98,6% là trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt nhóm trẻ từ 1-5 tuổi (đi nhà trẻ, mẫu giáo) chiếm tới 93,4%.
Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
Nước ta vốn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều cây xanh nên rất phù hợp cho sự phát triển của muỗi. Đây là loài vật gây lây truyền bệnh sốt rét, một căn bệnh từng là nỗi sợ hãi cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Ngày nay, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học dự phòng và điều trị, số người mắc bệnh và tử vong do sốt rét đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, sốt rét vẫn là một bệnh nguy hiểm, dễ mắc nếu di chuyển qua vùng dịch. Vì vậy, mỗi người đều không nên chủ quan.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh – điểm đến thực tập mới cho sinh viên Đại học Y Dược Hải Phòng
- Quảng Ninh sau bão số 3: Cảnh giác dịch bệnh, giữ vệ sinh môi trường để bảo vệ sức khỏe
- Cảnh báo viêm não Nhật Bản mùa hè: Đừng chủ quan với những cơn sốt cao ở trẻ
- CDC Quảng Ninh tập trung, chủ động, sẵn sàng ứng phó với bão số 3
- CDC Quảng Ninh điều tra dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại 02 xã vùng sâu, vùng xa
- Cảnh giác với bệnh dại: Không chủ quan dù chỉ một vết cắn, cào nhỏ!