Cách phòng ngừa bệnh có thể gặp khi đi bơi
Cập nhật: 26/5/2015 | 1:41:13 PM
Đau bụng, nôn, kích ứng da, rụng tóc… là những triệu chứng mà một số người thường gặp sau khi đi bơi. Nếu bạn cũng gặp các triệu chứng như vậy, hãy cẩn thận.
Nó có thể là một triệu chứng của căn bệnh thường gặp khi đi bơi (RWI), do hóa chất độc hại hay vi khuẩn trong bể bơi tác động vào cơ thể.
Mặc dù nước trong hồ bơi trông có vẻ sạch sẽ, nhưng nhiều vi khuẩn hình que và các hóa chất độc hại vẫn có thể tiềm ẩn trong đó, nhất là tại bể bơi công cộng, hoặc trong khu vui chơi giải trí. Những vi khuẩn này có thể gây nên bệnh RWI, thường là các loại bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng dạ dày, da, tai, đường hô hấp, mắt, thần kinh và nhiễm trùng ở vết thương hở. Tuy nhiên, triệu chứng thường gặp nhất là tiêu chảy.
Nhiều người nghĩ rằng chúng ta an toàn vì hồ bơi đã có chứa clo. Tuy nhiên, clo không thể giết chết tất cả các vi khuẩn trong hồ bơi ngay lập tức. Đặc biệt, có rất nhiều vi khuẩn và vi trùng có tính chống chịu với clo và chỉ có thể chết trong một vài ngày sau đó.
Đau bụng, nôn, kích ứng da, rụng tóc… là những triệu chứng mà một số người thường gặp sau khi đi bơi. Ảnh minh họa
Điều này không có nghĩa là bạn cần phải ngừng lại sở thích bơi lội của mình. Dưới đây là một số cách bạn có thể làm để bảo vệ cơ thể của mình khỏi bệnh RWI.
1. Tắm trước khi vào hồ bơi.
2. Không bơi hoặc đi đến hồ bơi nếu bạn vừa khỏi bệnh tiêu chảy.
3. Kiểm tra độ pH của nước trong hồ bơi và chỉ bơi khi biết chắc chắn rằng hồ bơi luôn được duy trì an toàn bằng các sử dụng các hóa chất an toàn với môi trường.
4. Hãy kiểm tra mức độ hóa chất trong nước hồ bơi. Thường xuyên làm sạch nước bị ô nhiễm (nếu là bơi ở nhà).
5. Khi da bắt đầu ngứa, bạn có thể sử dụng sản phẩm kem bạc hà để giảm ngứa. Nếu vấn đề không được giải quyết trong vòng 7 ngày, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ.
6. Hãy phòng ngừa bệnh đau mắt sau khi bơi. Đừng dụi mắt bằng tay khi cảm thấy ngứa. Đừng đeo kính áp trong khi bị kích thích.
7. Lượng clo dư thừa trong hồ bơi có thể gây ra rụng tóc, vì vậy hãy sử dụng mũ trùm đầu trong khi bơi lội.
Trên đây là một số cách để ngăn chặn, phòng ngừa các vấn đề sức khỏe gây nên bởi việc tiếp xúc với các vi khuẩn hoặc hóa chất trong hồ bơi. Nếu thấy các triệu chứng liên quan đến bệnh RWI xuất hiện sau khi bơi, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
(Nguồn: afamily.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Tập huấn sàng lọc và điều trị dự phòng tiền sản giật năm 2024 (31/10/2024)
- Thuê đơn vị giám sát nhiệm thu gói thầu số 3 (31/10/2024)
- Nhu cầu thuê hội trường, giải khát phục vụ Tập huấn Tư vấn xét nghiệm HIV năm 2024 (31/10/2024)
- Kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch năm 2024 (30/10/2024)
- V/v Yêu cầu báo giá nhu cầu mua Đèn mổ di động (Đèn mổ treo tường) (29/10/2024)
- Tập huấn điều trị, chăm sóc HIV/AIDS và quản lý thuốc kháng HIV (29/10/2024)
- Tập huấn kiến thức Nha học đường năm 2024 (25/10/2024)
- Kế hoạch sửa chữa, thay thế mới linh kiện, thiết bị máy tính văn phòng cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/10/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Những điều cấm kị khi uống nước lạnh mùa hè bạn cần phải biết (19/5/2015)
- Uống nước lạnh mùa hè và những điều cấm kị (19/5/2015)
- Bí quyết giảm căng thẳng và tăng cường năng lượng (18/5/2015)
- Ngồi nhiều thêm sinh bệnh! (18/5/2015)
- Ngăn chặn hiệu quả dịch sốt xuất huyết (14/5/2015)
- Một số điều ai cũng cần biết để ngăn ngừa sâu răng (12/5/2015)
- Những lợi ích bất ngờ của ánh nắng đối với sức khỏe (11/5/2015)
- Mẹo đơn giản giúp “đánh bay” cái nóng mùa hè (7/5/2015)
- Những thói quen tốt ở văn phòng (5/5/2015)
- 5 tác hại sử dụng máy tính trước khi ngủ (4/5/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều