Viêm khớp mưng mủ - Ai dễ mắc?
Viêm khớp mưng mủ do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân đưa đến viêm khớp mưng mủ, điển hình là chấn thương làm tổn hại khớp, nhất là các chấn thương bởi tai nạn giao thông, tai nạn lao động mà vết thương bị nhiễm bẩn do có kèm theo bùn, đất, cát, rác, chất thải của người và động vật. Viêm khớp mưng mủ cũng có thể do tổn thương nhiễm khuẩn các vùng quanh khớp như mụn, nhọt, áp-xe hoặc do lạm dụng chọc hút dịch khớp trong bệnh tràn dịch khớp...
Viêm khớp mưng mủ cũng có thể thấy ở các nhóm tuổi khác nhau như trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm khuẩn khớp gối mưng mủ do vi khuẩn lậu có từ người mẹ bị bệnh lậu lây cho con.
Viêm khớp mưng mủ thực chất là nhiễm khuẩn khớp do các loại vi sinh vật khác nhau gây nên, đặc biệt là do vi khuẩn. Ngoài loại vi khuẩn lậu gây ra cho trẻ sơ sinh và người trưởng thành (do đã mắc bệnh lậu ở đường sinh dục - tiết niệu trước đó) thì còn có nhiều loại vi khuẩn khác cũng gây nên viêm mưng mủ khớp như tụ cầu vàng (S. aureus), tụ cầu da (S.epidermidis), tụ cầu hoại sinh (S.saprophiticus).
Có thể gây nhiễm khuẩn máu
Viêm khớp mưng mủ có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào nếu gần vùng bị nhiễm khuẩn (nhọt, áp-xe... ), nhất là các khớp bị tác động mạnh hoặc bị chấn thương.
Ở người trưởng thành thì khớp khuỷu tay, cổ chân và khớp gối là dễ xảy ra hơn cả. Đây là một loại bệnh nhiễm khuẩn nên sẽ xuất hiện các biểu hiện của hiện tượng viêm nhiễm khuẩn như: Sưng, nóng, đỏ và đau tại khớp bị viêm nhiễm. Ngoài ra người bệnh có sốt cao (39 - 400C), mệt mỏi, chán ăn, môi khô, lưỡi bẩn, có dấu hiệu mất nước. Tại khớp bị viêm cử động khó khăn, đau, nhức khó chịu.
Viêm khớp mưng mủ tức là viêm khớp nhiễm khuẩn, vì vậy nếu phát hiện và điều trị kịp thời (ví dụ như chọc hút mủ và dùng kháng sinh thích hợp) thì bệnh sẽ chóng khỏi và có thể không để lại di chứng gì (khoảng 70%).
Nếu phát hiện muộn hoặc điều trị không đúng sẽ gây tổn thương lan rộng có thể dẫn đến viêm xương, trật khớp xương, viêm khớp mạn tính hoặc gây nên hiện tượng dính khớp. Nguy hiểm hơn nữa là có thể gây nên nhiễm khuẩn huyết là một bệnh cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng, nhất là khi gặp các loại vi khuẩn đa đề kháng với kháng sinh.
Nếu bị viêm khớp mưng mủ ở vùng cột sống thì có thể gây nên hiện tượng chèn ép tủy sống hoặc gây di chứng gù, vẹo cột sống…
Ngoài ra nếu không dùng kháng sinh sớm, hợp lý để tiêu diệt mầm bệnh thì vi khuẩn, ngoài việc gây nhiễm trùng máu, chúng còn có thể lan đến các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể gây nên các ổ áp-xe nguy hiểm như áp-xe phổi, cơ hoành, gan, thận… hoặc gây nên hiện tượng sốc nhiễm khuẩn.
Ai cần đề phòng viêm khớp mưng mủ?
Khi có khớp bị sưng, nóng, đau, đỏ, nhất là có chấn thương do tai nạn đi kèm hoặc trong cơ thể đang bị mụn nhọt hoặc ổ áp-xe thì nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Để tránh bệnh viêm khớp mưng mủ thì người mẹ trước khi mang thai nếu mắc bệnh đường sinh dục - tiết niệu do lậu cầu cần được điều trị triệt để tránh lây bệnh cho con. Khi xảy ra tai nạn có tổn thương xương, khớp cần xử trí sớm tránh để vết thương bị nhiễm khuẩn.
Những người bị tràn dịch khớp gối cần được bác sĩ chuyên khoa xương khớp khám và điều trị, tránh lạm dụng chọc hút dịch khớp cũng như tiêm kháng sinh vào bao khớp.
Tích cực phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện nhất là các khoa ngoại, sản, sơ sinh, trong đó khâu vô khuẩn, tiệt khuẩn tuyệt đối đóng vai trò hết sức quan trọng.
CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng trên địa bàn tỉnh, từ ngày 19/5 đến 01/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh triển khai kế hoạch điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Tập huấn về triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2025
Nhằm hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2025 trên địa bàn tỉnh, ngày 07/03/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn về triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác phòng, chống HIV/AIDS tại trung tâm y tế và trạm y tế. Đồng chí Vũ Quyết Thắng, Giám đốc Trung tâm dự và khai mạc lớp tập huấn.
Xét nghiệm HIV giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus
HIV vẫn là một thách thức đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới, với hàng triệu người đang sống chung với loại virus này. Thông qua xét nghiệm HIV thường xuyên, sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị thích hợp, làm giảm sự lây lan của HIV.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6
- CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
- Ký sinh trùng – Những điều cần biết