Ung thư có thể phòng ngừa bằng luyện tập
Ung thư dạ dày
Theo nghiên cứu năm 2008 đăng trên chuyên san Cancer Epidemiology Biomarkers & Prevention, những người hoạt động thể chất ở mức độ vừa phải giảm 50% nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Trước đó, nghiên cứu năm 2007 của Trung tâm Cancer Care Ontario (Canada) chỉ ra rằng nguy cơ mắc ung thư dạ dày giảm ở những người dành nhiều thời gian tham gia các hoạt động thể chất mạnh.
Cụ thể, so với những người luyện tập ít hơn 1 lần/tháng, nguy cơ ung thư dạ dày giảm 20-40% ở những người tích cực tham gia các bài tập mạnh nhiều hơn 3 lần mỗi tuần.
Ung thư buồng trứng
Một số nghiên cứu phát hiện thấy có mối liên hệ giữa việc luyện tập và chiều hướng giảm nguy cơ ung thư biểu mô buồng trứng.
Nghiên cứu đăng trên chuyên san Cancer Causes & Control cho thấy phụ nữ thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất với cường độ mạnh có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng xâm lấn thấp hơn những người không vận động thường xuyên.
Theo tiến sĩ Priscilla Furth thuộc Trung tâm ung thư Lombardi - Trung tâm y tế Đại học Georgetown (Mỹ), để tránh rủi ro, quá trình luyện tập nên bắt đầu với cường độ nhẹ và nâng cao dần.
Ung thư phổi
Luyện tập thể lực có thể giúp giảm nguy cơ ung thư phổi ở người đang hoặc từng có thói quen hút thuốc lá.
Các nhà nghiên cứu tại đại học Minnesota (Mỹ) đã tiến hành khảo sát 36.299 phụ nữ khỏe mạnh và theo dõi tình trạng sức khỏe của họ trong 16 năm. Kết quả thu được năm 2006 cho thấy những người với mức độ tập luyện cao có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn những người ít luyện tập.
Ngoài ra, theo nghiên cứu năm 2003 đăng trên chuyên san American Journal of Epidemiology, nguy cơ ung thư phổi giảm rõ rệt ở những người có mức hoạt động thể chất cao hoặc vừa phải, đặc biệt là những người có chỉ số khối cơ thể thấp hoặc trung bình và có thói quen hút thuốc lá.
Ung thư vú
Theo một nghiên cứu trên chuyên san Breast Cancer Research tiến hành trên những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc ung thư vú, nguy cơ ung thư vú giảm 1/4 ở những người thường xuyên dành 20 phút tập luyện/ngày với tần suất 5 lần/tuần, ở mức độ vận động vừa phải hoặc mạnh, kết hợp với duy trì các thói quen sống lành mạnh.
Riêng với nhóm tiền mãn kinh, theo nghiên cứu đăng trên chuyên san Journal of Clinical Oncology, việc tích cực vận động từ mức độ vừa phải tới mức độ cao dẫn tới sự thay đổi về lượng của một số loại hormone và protein giữ vai trò quan trọng trong quá trình đẩy lùi nguy cơ ung thư vú.
Một số nghiên cứu còn cho thấy bắt đầu tập luyện từ độ tuổi thanh thiếu niên giúp làm chậm quá trình hình thành bệnh ở những phụ nữ bị đột biến gene BRCA.
Ung thư tiền liệt tuyến
Nghiên cứu năm 2005 trên các đối tượng là nam giới người Trung Quốc đăng trên chuyên san European Journal of Epidemiology cho thấy việc tập luyện ở mức độ vừa phải còn có tác dụng như “tấm khiên” ngăn chặn ung thư tiền liệt tuyến.
Ung thư đại – trực tràng
Theo các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu dịch tễ học ung thư tại Copenhagen (Đan Mạch), 23% số trường hợp ung thư đại-trực tràng đều có thể phòng ngừa khi thực hiện nếp sống lành mạnh như không hút thuốc, tích cực vận động… Kết quả được đưa ra dựa trên cuộc khảo sát 55.489 nam và nữ giới, độ tuổi 50-64 và theo dõi sức khỏe của họ trong suốt 10 năm.
Ung thư tử cung
Cũng theo nghiên cứu, nhóm phụ nữ có chỉ số khối thể (BMI) thấp hơn 25 có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn 73% so với những người lười vận động, có chỉ số khối thể cao hơn 25 hay thuộc diện béo phì.
CDC Quảng Ninh: Điểm đến thực hành và học tập kỹ thuật phòng chống sốt xuất huyết
Trong khuôn khổ lớp tập huấn “Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue” do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức tại TP. Hạ Long (từ ngày 19–20/6/2025), đoàn đại biểu gồm gần 100 cán bộ y tế đến từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 28 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc đã có chuyến thăm và thực hành chuyên môn tại CDC Quảng Ninh.
CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng trên địa bàn tỉnh, từ ngày 19/5 đến 01/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh triển khai kế hoạch điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến.
Tăng cường điều tra thu thập chuột, giám sát bọ chét
Từ ngày 20/5 đến ngày 25/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức điều tra thu thập chuột, giám sát bọ chét, động vật y học tại cộng đồng.
Tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ y tế tuyến cơ sở
Ngày 20/5/2025, tại Thành phố Uông Bí, Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ y tế tuyến xã, phường trên địa bàn thành phố.
Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
Nước ta vốn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều cây xanh nên rất phù hợp cho sự phát triển của muỗi. Đây là loài vật gây lây truyền bệnh sốt rét, một căn bệnh từng là nỗi sợ hãi cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Ngày nay, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học dự phòng và điều trị, số người mắc bệnh và tử vong do sốt rét đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, sốt rét vẫn là một bệnh nguy hiểm, dễ mắc nếu di chuyển qua vùng dịch. Vì vậy, mỗi người đều không nên chủ quan.
Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
Từ ngày 20/4 – 26/4/2025, tại TP. Hạ Long, Ban quản lý Dự án “Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Artemisinin” giai đoạn 2024 – 2026 (RAI4E) – Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương đã phối hợp với Trung tâm Kiếm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn chẩn đoán sốt rét bằng kính hiển vi và test chẩn đoán nhanh sốt rét cho các cán bộ phụ trách xét nghiệm sốt rét của 13 huyện/thị xã/thành phố tỉnh Quảng Ninh.
CDC Quảng Ninh: cung cấp dịch vụ phun diệt côn trùng an toàn, hiệu quả
Côn trùng là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái, tuy nhiên có không ít loại côn trùng có thể gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh những loại côn trùng chỉ làm tổn thương như: Dị ứng, mẩn ngứa, đau,…còn có một số loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm hiện đang là hiểm họa cho loài người, đặc biệt ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, những nước đang phát triển. Việc phun diệt côn trùng cũng đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6
- CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025