Tiêm vào khớp - Ai nên, ai không?
Tiêm vào khớp và tổ chức phần
mềm cạnh khớp là một liệu pháp dùng kim nhỏ đưa thuốc vào ổ khớp hoặc phần mềm
cạnh khớp để điều trị tại chỗ một số bệnh lý khớp viêm. Tiêm khớp và tiêm phần
mềm cạnh khớp cần phải được tiến hành tại các cơ sở y tế chuyên khoa (phòng
tiểu thủ thuật với các điều kiện vô khuẩn) do các thầy thuốc về chuyên ngành cơ
xương khớp thực hiện.
Ai nên tiêm vào khớp?
Tiêm khớp và tiêm phần
mềm quanh khớp chỉ được áp dụng điều trị tại chỗ cho các bệnh nhân bị các bệnh
lý phần mềm cạnh khớp như: viêm gân và các điểm bám gân (viêm mỏm châm quay,
châm trụ, lồi cầu cánh tay, viêm mào chậu, viêm gân Achilles...); viêm bao gân:
đau quanh khớp vai, hội chứng đường hầm cổ tay...; viêm sụn sườn.
Các thầy thuốc thường
chỉ định thủ thuật này cho các bệnh nhân mắc một số bệnh viêm màng hoạt dịch
khớp không đặc hiệu như thoái hóa khớp ở giai đoạn nhẹ: khớp gối, khớp thái
dương hàm, khớp bàn cổ chân, khớp vai; viêm khớp dạng thấp: khớp gối, khớp bàn
cổ tay, khớp khuỷu tay, khớp vai, khớp bàn ngón tay, khớp bàn cổ chân...; bệnh
lý cột sống thể huyết thanh âm tính: viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản
ứng, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp mạn tính thiếu niên...; viêm khớp sau chấn
thương (không có tràn máu khớp do chấn thương); bệnh gút và các bệnh viêm khớp
do vi tinh thể khác.
Phương pháp tiêm cạnh cột
sống, tiêm ngoài màng cứng, tiêm vào đĩa đệm... được áp dụng trong điều trị một
số bệnh đau cột sống thắt lưng mạn tính, đau thần kinh tọa, hội chứng vai
tay... do các bác sĩ chuyên khoa khớp chỉ định khi cần thiết.
Cần lưu ý rằng: chỉ nên áp
dụng tiêm khớp sau khi các biện pháp điều trị nội khoa không có kết quả (vật lý
trị liệu, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid) nhằm tránh việc lạm
dụng tiêm khớp và tiêm phần mềm quanh khớp.
Ai không được tiêm?
Không được áp dụng tiêm khớp
và tiêm phần mềm cạnh khớp cho các trường hợp: viêm khớp nhiễm khuẩn (viêm khớp
mủ, lao khớp...), u xương khớp (lành tính và ác tính), tổn thương khớp do bệnh
lý thần kinh, bệnh máu, nhiễm khuẩn ngoài da vùng tiêm khớp. Thực tế cho thấy,
nếu tiêm khớp trong các trường hợp này không những không cải thiện được tình
trạng bệnh mà làm cho bệnh tiến triển nhanh và trầm trọng hơn, nhiều khi nguy
hiểm đến tính mạng người bệnh.
Thận trọng chỉ định tiêm khớp
đối với bệnh nhân có tình trạng đái tháo đường chưa kiểm soát được, tăng huyết
áp không ổn định, bệnh lý máu, nhiễm nấm, suy giảm miễn dịch (HIV), bệnh nhân
điều trị các thuốc ức chế miễn dịch liều cao và kéo dài.
Nhìn chung, tiêm khớp và tiêm
phần mềm quanh khớp là một liệu pháp điều trị bệnh khớp an toàn, hiệu quả và
chi phí thấp. Tai biến chỉ xảy ra khi chỉ định tiêm khớp không đúng, không tiêm
theo đúng quy trình.
Nhiễm khuẩn phần mềm khớp cổ
tay do không đúng quy trình tiêm.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Tập huấn về triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2025
Nhằm hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2025 trên địa bàn tỉnh, ngày 07/03/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn về triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác phòng, chống HIV/AIDS tại trung tâm y tế và trạm y tế. Đồng chí Vũ Quyết Thắng, Giám đốc Trung tâm dự và khai mạc lớp tập huấn.
Xét nghiệm HIV giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus
HIV vẫn là một thách thức đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới, với hàng triệu người đang sống chung với loại virus này. Thông qua xét nghiệm HIV thường xuyên, sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị thích hợp, làm giảm sự lây lan của HIV.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025