Phòng, chống bệnh dịch hạch
- Thưa bác sĩ, sau một thời gian dài lắng dịu, gần đây, bệnh dịch hạch đã xuất hiện trở lại ở một vài quốc gia; trong đó có Trung Quốc. Bộ Y tế đã đánh giá thế nào về nguy cơ xâm nhập loại dịch bệnh này vào Việt Nam, trong đó có Quảng Ninh, tỉnh có đường biên giới dài tiếp giáp với Trung Quốc?
+ Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong vòng 3 tháng trở lại đây, dịch hạch bùng phát tại Madagascar đã khiến 40 người tử vong, tại Trung Quốc công bố một trường hợp tử vong do dịch hạch thể phổi. Trước diễn biến phức tạp của loại dịch bệnh này, Bộ Y tế đã khẩn cấp yêu cầu các tỉnh thành kiểm tra, giám sát chặt chẽ y tế đối với người, phương tiện vận chuyển hàng hoá, động vật nhập khẩu vào nước ta, đặc biệt tăng cường kiểm tra, giám sát đối với người, phương tiện, hàng hoá nhập cảnh từ vùng đang lưu hành bệnh dịch hạch tại cửa khẩu, khu vực biên giới.
Cũng theo Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh có chiều hướng diễn biến phức tạp do véc-tơ truyền bệnh dịch hạch là loài bọ chét đã kháng với deltamethrin ở mức độ cao.
![]() |
Cơ chế lây bệnh dịch hạch từ chuột sang người. Nguồn: Bộ Y tế |
- Vậy mức độ nguy hiểm của loại dịch bệnh này như thế nào đối với cơ thể người, thưa bác sĩ?
+ Dịch hạch là bệnh lưu hành ở nhiều nước trên thế giới, lây từ loài gặm nhấm sang người. Bệnh lây truyền như sau: Bọ chét hút máu loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột, thỏ…), sau đó vi khuẩn dịch hạch nhân lên trong dạ dày của bọ chét làm tắc nghẽn tiêu hoá. Con bọ chét bị tắc nghẽn tiêu hoá, chuyển sang đốt con chuột khác hoặc đốt người làm dịch bệnh lan truyền. Bệnh này còn lây lan trực tiếp từ người bệnh sang người lành do hít phải vi khuẩn dịch hạch tồn tại trong không khí khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc dịch hạch thể phổi. Vi khuẩn dịch hạch xâm nhập trực tiếp qua da lành hoặc da bị trầy xước, lây khi tiếp xúc tay trực tiếp vào động vật bị bệnh.
Bệnh dịch hạch ở người gồm các thể bệnh: Thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi, thể màng não... Trên thực tế bệnh thể hạch chiếm hơn 90% các thể bệnh, gồm triệu chứng: Khởi phát bệnh đột ngột, ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ, đau bụng, buồn nôn và đau đầu. Sau đó, bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát với các triệu chứng: Nhiễm khuẩn, nhiễm độc và sưng hạch. Hạch lúc đầu đau, cứng chắc. Sau đó hạch mềm hoá mủ. Từ thể hạch có thể tiến triển thành thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi hoặc các thể thứ phát khác. Nếu không được điều trị sớm và tích cực, thể hạch rất dễ tiến triển đột ngột thành nhiễm khuẩn tối cấp với biểu hiện: Sốt cao trên 40 độ C, tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc, huyết áp giảm, mạch nhanh, nhỏ, bệnh nhân bị vật vã, rối loạn tinh thần, hôn mê, thường tử vong trong vòng 3-5 ngày.
Nếu bệnh dịch hạch ở thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi, thể viêm màng não thường là thứ phát. Dịch hạch thể phổi rất nguy hiểm vì có thể lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp từ người bệnh sang người lành và bùng phát thành dịch lớn. Bệnh nhân có triệu chứng ở phổi cho đến ngày cuối cùng của bệnh, đờm loãng, có bọt dính máu, thường xuất hiện tràn dịch màng phổi, có biến chứng phù phổi cấp, tỷ lệ tử vong cao.
- Để phòng tránh dịch bệnh này thì cần phải làm gì, thưa bác sĩ?
+ Bệnh nhân mắc bệnh dịch hạch cần phải cách ly đặc biệt để điều trị tránh lây lan bệnh cho mọi người. Khi có triệu chứng bệnh, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Có thể bệnh nhân sẽ được điều trị kháng sinh Streptomyxin. Vì loại kháng sinh này vẫn còn rất hiệu quả trong điều trị bệnh dịch hạch. Nếu vi khuẩn kháng với Streptomyxin thì thay bằng Kanamyxin. Ngoài ra cũng có thể thay thế bằng các kháng sinh khác khi bệnh nhân dị ứng, như: Tetraxyclin, Chloramphenicol, nhóm Cephalosporin thế hệ mới hoặc nhóm Quinolon. Về điều trị triệu chứng, bệnh nhân sẽ được truyền dịch, bù nước điện giải, chống toan huyết; trợ tim mạch; giảm đau, hạ sốt; an thần. Hồi sức tích cực tuỳ theo triệu chứng của bệnh nhân bằng các liệu pháp chống choáng, suy hô hấp, suy tuần hoàn, xuất huyết v.v.. Bệnh nhân cần được nâng sức đề kháng bằng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, sử dụng thêm các loại nước sinh tố…
Để phòng bệnh dịch hạch, người dân cần tích cực diệt bọ chét và chuột. Hiện tại ở Việt Nam chưa có vắc xin phòng dịch hạch nhưng chúng ta có thuốc kháng sinh điều trị hiệu quả.
Các đơn dự phòng trên địa bàn tỉnh đang tích cực theo dõi tình hình dịch trên thế giới và giám sát chủ động mật độ chuột, mật độ bọ chét tại các điểm giám sát cố định để xây dựng kế hoạch phòng chống dịch hạch chủ động. Trước các vụ dịch hạch trên người thường có vụ dịch hạch trên chuột. Bởi vậy, khi thấy chuột chết hàng loại, hoặc bị bọ chét xuất hiện nhiều cần chủ động báo cáo với các đơn vị y tế để được hướng dẫn cụ thể.
- Xin cảm ơn bác sĩ!
Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
Sáng ngày 30/6/2025, tại hội trường tầng 8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị do Đảng ủy bộ phận Trung tâm chủ trì với sự tham dự của Ban Giám đốc, BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn và 99/102 đảng viên thuộc các chi bộ trực thuộc.
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
Chiều ngày 2/6/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Hoàng Văn Thượng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, viên chức và người lao động
Ngày 2/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động tại đơn vị. Đây là hoạt động nhằm trang bị kiến thức về AI và kỹ năng khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ này trong công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Tăng cường giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh
Để chủ động phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào cao điểm mùa dịch trong năm, từ ngày 20/5 đến ngày 30/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức giám sát, điều tra véc tơ và tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Ngày 20/5, đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo, cán bộ các phòng chức năng của Sở Y tế; Lãnh đạo một số khoa, phòng của các đơn vị được trưng dụng tham gia đoàn kiểm tra.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Quảng Ninh sau bão số 3: Cảnh giác dịch bệnh, giữ vệ sinh môi trường để bảo vệ sức khỏe
- Cảnh báo viêm não Nhật Bản mùa hè: Đừng chủ quan với những cơn sốt cao ở trẻ
- CDC Quảng Ninh tập trung, chủ động, sẵn sàng ứng phó với bão số 3
- CDC Quảng Ninh điều tra dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại 02 xã vùng sâu, vùng xa
- Cảnh giác với bệnh dại: Không chủ quan dù chỉ một vết cắn, cào nhỏ!
- Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp