Những sự kiện y dược nổi bật năm 2014
Năm 2014 là một năm với rất nhiều biến động của ngành y học thế giới bởi có nhiều sự kiện y học mang tính đột phá với nhiều trải nghiệm khác nhau. Năm 2014 cũng là một năm mà cả thế giới lao đao, khổ sở với đại dịch chết người Ebola mà hiện vẫn đang còn hoành hành ở Tây Phi. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những thành tựu y học đáng quan tâm trong năm 2014.
Chuyển đổi tế bào da người thành tế bào não
Trên tờ Neuron, các nhà nghiên cứu từ Trường y khoa St Louis thuộc Đại học Washington (WUSTL), báo cáo rằng họ đã sử dụng một sự kết hợp đặc biệt giữa các microRNA và những nhân tố bản sao để lập trình các tế bào da thành một dạng tế bào não đặc biệt được biết đến dưới cái tên là các tế bào thần kinh gai trung bình.
CNTT có vai trò quan trọng trong công tác khám chữa bệnh và quản lý bệnh nhân.
Sau khi chứng minh rằng những phân tử RNA nhỏ đã được chuyển đổi thành các tế bào da và hòa lẫn vào các tế bào não, nhóm nghiên cứu bắt đầu tinh chỉnh các tín hiệu hóa học. Họ đã làm điều này bằng cách thêm các phân tử gọi là những nhân tố bản sao mà họ đã biết về sự hiện diện của chúng trong não nơi có rất nhiều các tế bào thần kinh gai trung bình.
Ứng dụng điện thoại thông minh giảm lo âu
Một nghiên cứu mới nhất vừa được đăng trên tạp chí Khoa học tâm lý lâm sàng đã cho thấy, với việc dùng một ứng dụng ngay trên điện thoại thông minh trong vòng 25 phút có thể làm giảm các mức độ âu lo ở người hay bị trầm cảm. Tác giả chính, TS. Tracy Dennis, một nhà tâm lý học lâm sàng tại Cao đẳng Hunter, Đại học New York, phát biểu: “Hàng triệu người bị căng thẳng từ các trầm cảm tâm lý và thường thất bại trong việc tìm kiếm hay thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Nhiều phương pháp điều trị rất cồng kềnh, tốn thời gian, đắt đỏ, khó tiếp cận và hay bị soi mói”.
Xét nghiệm máu dự đoán chính xác cơn đau tim
Theo Quỹ tim mạch, hơn 920.000 người Mỹ bị đau tim trong năm 2014, nhiều trường hợp đau tim mà không có cảnh báo trước. Nhưng các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Scripps (SRI) ở California nói rằng, họ đã sáng tạo ra một xét nghiệm máu có thể dự đoán chính xác khi nào thì bệnh nhân có rủi ro cao của một cơn đau tim. Trưởng nhóm nghiên cứu, GS. Pete Kuhn đã cho công bố nghiên cứu mới nhất của mình trên tạp chí Sinh học vật lý, chứng minh rằng xét nghiệm đã thành công trong việc dự đoán nguy cơ đau tim từ những bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật và đến nay tất cả bệnh nhân đều khỏe mạnh. Theo đó, xét nghiệm mới đã sử dụng một kỹ thuật gọi là “sinh thiết chất lỏng”, nó hoạt động bằng cách xác định sự hiện diện của các tế bào nội mô - trong thành động mạch - trong mạch máu. Theo các nhà nghiên cứu, các tế bào nội mô lưu thông trong máu có liên đới với những cơn đau tim liên tục. Đó là do bởi sự hình thành của các mảng bám, sưng tấy và loét ra trong động mạch, gây viêm sưng.
Đột phá mới trong điều trị trầm cảm
Hiện tại, các nhà điều tra tại Trung tâm Y khoa Tây Nam của Đại học Texas nói rằng họ đã tạo ra một bước đột phá trong lĩnh vực chữa trị bệnh trầm cảm. TS. Jeffrey Zigman, phó giáo sư về y học nội khoa và tâm thần học tại UT Southwestern cho hay, họ đã tìm ra một cơ chế quan trọng trong đó Ghrelin - một hormon chống trầm cảm tự nhiên - làm việc bên trong não. Các nhà nghiên cứu đã khám phá một loại thuốc bảo vệ tự nhiên mà họ cho rằng nó có thể diệt bệnh trầm cảm. Nghiên cứu mới nhất về vấn đề này đã được công bố trên tạp chí Tâm thần học phân tử. Ghrelin là một “hormon đói”, nó làm khơi dậy sự thèm ăn.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tác động của chất chống trầm cảm này có thể được kích thích bởi hợp chất P7C3, được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu của UT Southwestern vào năm 2010. Các nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng hợp chất P7C3 có các khả năng bảo vệ tự nhiên ở bệnh nhân mắc bệnh Parkinson, bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS) và chấn thương sọ não, còn hiện tại có vẻ như chất này cũng giúp điều trị trầm cảm. Thêm vào đó, nhóm nghiên cứu cũng khám phá ra một “dạng hoạt tính cao tương tự” của hợp chất P7C3-A20 cũng thúc đẩy các tế bào thần kinh mới hơn là các loại thuốc chống trầm cảm đang có bán sẵn ngoài thị trường.
Lần đầu tiên tạo ra phổi người
Các nhà khoa học tại chi nhánh y khoa Galveston của Trường đại học Texas (Mỹ) đã thành công trong việc nuôi phổi người tại phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng những thành phần của phổi từ trẻ em đã tử vong. Các chuyên gia về tế bào gốc đã nuôi các mô phổi trong suốt nhiều năm. Chi nhánh y khoa Đại học Texas (UTMB) là đơn vị đầu tiên đã loan báo về giải pháp nuôi cấy phổi của họ vào năm 2010, nhưng tới 2014 giải pháp này mới thành công.
Nuôi cấy lỗ mũi và âm đạo
Cùng một lúc tạp chí The Lancet đã cho công bố kết quả của 2 dự án tiên phong trong phẫu thuật tái tạo. Bằng cách sử dụng những kỹ thuật tương tự nhau, các nhà khoa học ở Thụy Sỹ đã thiết kế ra sụn của con người, trong khi một nhóm khác ở Mỹ và Mexico lại “nặn” ra những cái âm đạo nhân tạo. Tại Đại học Basel ở Thụy Sỹ, một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi GS. Ivan Martin đã chiết xuất tế bào sụn từ vách ngăn của bệnh nhân rồi nhân bản. Các tế bào được nhân lên lại cấy vào màng collagen và nuôi dưỡng thêm 2 tuần. Một năm sau đó, 5 bệnh nhân được cho cấy ghép mũi mới và họ báo cáo rằng bản thân rất hài lòng với diện mạo mới và không thấy tác dụng phụ.
GS. Anthony Atala từ Trường y tế Wake Forest ở Winston - Salem, New York, đã thành công trong việc tạo ra âm đạo. Nhóm nghiên cứu của GS. Atala đã sử dụng các mô sinh thiết để trồng những tế bào cơ trơn và các tế bào biểu mô âm đạo tại phòng thí nghiệm của họ. Những tế bào được đặt lên “giàn giáo” biểu mô sinh học âm đạo (có thể tự phân hủy) và lớn dần. Giờ đây, 8 năm sau khi được cấy âm đạo mới và có quan hệ tình dục, các bệnh nhân nói rằng họ cảm thấy bình thường và không đau đớn trong những lần quan hệ.
Đột phá tế bào gốc trị bệnh Parkinson
Một nghiên cứu đột phá từ Đại học Lund ở Thụy Điển cho thấy, có thể dùng những tế bào gốc phôi người để tạo ra một thế hệ các tế bào dopamine mới như những tế bào dopamina “chính hãng” khi được cấy vào não các con chuột. Trưởng nhóm nghiên cứu Malin Parmar, phó giáo sư tại Phòng Y khoa (Đại học Lund) và các đồng nghiệp báo cáo về các khám phá của họ đăng tải trên tạp chí Cell Stem Cell là đột phá về việc dùng tế bào gốc điều trị bệnh Parkinson.
Gen phản ứng với bệnh Ebola
3 trung tâm nghiên cứu chung một dự án là Đại học Washington ở Seattle, Các phòng thí nghiệm Rocky Moutain ở Montana của Viện Nghiên cứu y tế quốc gia Mỹ (NIH) và Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill. Những nghiên cứu đầu tiên về người nhiễm Ebola đã cho thấy sự đa dạng của các phản ứng không phải nhất thiết do bản thân con virut gây ra mà là do các nhân tố có trong vật chủ: có người kháng nhiễm virut, có người có phản ứng trung tính, số khác bắt đầu chảy máu, tổn thương nội tạng và sốc.
Các nhà nghiên cứu đã cho thấy, một chủng loại chuột mà họ phát triển ra có thể đem đến một hy vọng mới. Họ thấy rằng, trong khi vài ngày đầu tiên bị nhiễm virut, các con chuột bị sụt cân, nhưng 19% trong số chúng không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi virut, không chỉ sống sót mà chúng còn tăng cân trong 2 tuần sau đó, thậm chí gan chúng cũng bình thường. Trong khi đó, 11% số chuột có phản ứng một phần với Ebola và 70% chuột có các phản ứng nghiêm trọng - hơn một nửa chuột đã chết. Những con chuột chết cũng cho thấy dấu hiệu của chảy máu nội tạng, sưng lá lách, gan đổi màu. Họ cũng nhận thấy mức độ nghiêm trọng của nhiễm Ebola và tỷ lệ tử vong song song với các mô hình gen cụ thể.
Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
Sáng ngày 30/6/2025, tại hội trường tầng 8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị do Đảng ủy bộ phận Trung tâm chủ trì với sự tham dự của Ban Giám đốc, BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn và 99/102 đảng viên thuộc các chi bộ trực thuộc.
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
Chiều ngày 2/6/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Hoàng Văn Thượng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, viên chức và người lao động
Ngày 2/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động tại đơn vị. Đây là hoạt động nhằm trang bị kiến thức về AI và kỹ năng khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ này trong công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Tăng cường giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh
Để chủ động phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào cao điểm mùa dịch trong năm, từ ngày 20/5 đến ngày 30/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức giám sát, điều tra véc tơ và tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Ngày 20/5, đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo, cán bộ các phòng chức năng của Sở Y tế; Lãnh đạo một số khoa, phòng của các đơn vị được trưng dụng tham gia đoàn kiểm tra.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh – điểm đến thực tập mới cho sinh viên Đại học Y Dược Hải Phòng
- Quảng Ninh sau bão số 3: Cảnh giác dịch bệnh, giữ vệ sinh môi trường để bảo vệ sức khỏe
- Cảnh báo viêm não Nhật Bản mùa hè: Đừng chủ quan với những cơn sốt cao ở trẻ
- CDC Quảng Ninh tập trung, chủ động, sẵn sàng ứng phó với bão số 3
- CDC Quảng Ninh điều tra dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại 02 xã vùng sâu, vùng xa
- Cảnh giác với bệnh dại: Không chủ quan dù chỉ một vết cắn, cào nhỏ!