Những nguyên nhân có thể gây bệnh tiêu chảy
Dưới đây là năm nguyên nhân mà nhiều người không biết đến có thể khiến bạn phải chạy “hết tốc lực” vào phòng vệ sinh chỉ vì bạn bị tiêu chảy.
Ăn nhiều chất ngọt nhân tạo
Các chất làm ngọt nhân tạo được tìm thấy trong nhiều sản phẩm không đường như kẹo cao su, kẹo, kẹo ngậm ho, đồ uống thể thao, nước trái cây, và mứt.
Theo bác sĩ Anish Sheth, nhà nghiên cứu dạ dày-ruột và là tác giả của cuốn sách “What’s Your Poo Telling You?” cho biết: “Khi các chất tạo ngọt nhân tạo được tiêu hóa, nó sẽ đưa nước vào ruột và có thể gây ra tiêu chảy”. Vì vậy, hãy kiểm tra thật kĩ nhãn mác thành phần và cắt giảm các sản phẩm có chứa các chất làm ngọt để giúp bạn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Ảnh minh họa
Tập thể dục cường độ cao
Các bài tập cử tạ, chạy đường dài hay đi xe đạp cũng có thể mang đến cho bạn những tác dụng phụ không mong đợi. Với việc tập thể dục cường độ mạnh, bạn đang chuyển hướng nguồn cung cấp máu từ đường tiêu hóa đến các cơ bắp, điều này có thể gây ra đau bụng hay thậm chí là phân dính máu.
Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên cần đến sự trợ giúp của nhà vệ sinh trong bài tập khi thực hiện tập thể dục ngoài trời với chương trình nặng thì bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để kiểm tra xem có thể bạn gặp phải vấn đề khác không, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích hay căng thẳng quá nhiều trong khi tập thể dục.
Nhiễm kí sinh trùng Giardia (ký sinh đơn bào đường ruột trên)
Theo tiến sĩ Sheth: “Một số người bị tiêu chảy cấp thấp trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng nhưng không biết chính xác nguyên nhân là gì”. Giardia – ký sinh trùng đường ruột phổ biến nhất ở Mỹ- có rất nhiều trong nước ngọt.
Vì vậy, nếu bạn vừa đi bộ đường dài, cắm trại, bơi lội trong một hồ nước ngọt, hoặc uống nước chưa được lọc sạch, thì bạn có thể rất dễ bị nhiễm Giardia trên đường đi. Một dấu hiệu khác có thể giúp bạn nhận biết triệu chứng của bạn là do ký sinh trùng đó là phân có mùi lưu huỳnh. Hãy đến gặp bác sỹ y khoa của bạn để kiểm tra giardia thường xuyên và đảm bảo rằng bạn không bị nhiễm loại kí sinh trùng này.
Dùng thuốc kháng sinh
Đôi khi thuốc kháng sinh cũng có thể là một thủ phạm. Tiến sĩ Sheth cho biết “Dù thuốc kháng sinh có thể giúp bạn trị nhiễm trùng xoang, các vấn đề về răng miệng, hoặc bất kỳ lý do nào khác, nhưng thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn trong ruột bạn và có thể gây ra sự mất cân bằng giữa các vi khuẩn tốt và xấu có ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý thực phẩm”.
Nếu bạn bị tiêu chảy trong khi dùng thuốc kháng sinh, hãy xin ý kiến của bác sĩ xem bạn có nên dừng lại. Ông cho biết thêm, không nên ăn sữa chua có men vi sinh ngay khi dùng thuốc kháng sinh có thể giúp bạn giữ mọi thứ cân bằng. Một trong những vi khuẩn lây nhiễm nghiêm trọng hơn có thể xảy ra sau khi sử dụng kháng sinh đó là Clostridium difficile (một loại ký sinh trong ruột, mầm bệnh cơ hội, gây ra bệnh tiêu chảy).
Các vi khuẩn tự nhiên tồn tại trong ruột của bạn, nhưng các loại thuốc có thể dẫn đến phát triển quá nhanh, dẫn đến tiêu chảy và thường đi kèm với sốt. Khi ấy, bạn phải đến bệnh viện ngay lập tức.
Ảnh minh họa
Uống nhiều rượu
Vào những dịp đặc biệt, bạn có thể đánh gục một lượng lớn bia hoặc rượu mạch nha vào đêm hôm trước. Lượng carbohydrate trong những loại đồ uống này là rất cao và được lên men trong ruột, có thể gây đầy hơi, đi tiêu lỏng.
Ngoài ra, rượu còn có sự ảnh hưởng kích thích đến đường tiêu hóa, khiến các cơ ở ruột quay nhanh để thúc ép mọi thứ được tiêu hóa một cách nhanh chóng hơn. Bởi vậy, sau khi uống bia, rượu, bạn cần bổ sung một lượng lớn các loại chất lỏng cho cơ thể và tránh để cơ thể bị mất nước.
CDC Quảng Ninh điều tra dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại 02 xã vùng sâu, vùng xa
Trong khuôn khổ Kế hoạch phòng, chống bệnh ký sinh trùng giai đoạn 2023–2025 của tỉnh Quảng Ninh, từ ngày 14 đến 27/7/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh đã tổ chức đợt điều tra phân vùng dịch tễ học bệnh ký sinh trùng tại hai địa phương miền núi là xã Ba Chẽ và xã Kỳ Thượng. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nhằm chủ động phát hiện, giám sát, quản lý và điều trị sớm các bệnh lý ký sinh trùng thường gặp, bảo vệ sức khỏe cộng đồng tại các khu vực còn nhiều khó khăn.
CDC Quảng Ninh: Điểm đến thực hành và học tập kỹ thuật phòng chống sốt xuất huyết
Trong khuôn khổ lớp tập huấn “Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue” do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức tại TP. Hạ Long (từ ngày 19–20/6/2025), đoàn đại biểu gồm gần 100 cán bộ y tế đến từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 28 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc đã có chuyến thăm và thực hành chuyên môn tại CDC Quảng Ninh.
CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng trên địa bàn tỉnh, từ ngày 19/5 đến 01/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh triển khai kế hoạch điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến.
Tăng cường điều tra thu thập chuột, giám sát bọ chét
Từ ngày 20/5 đến ngày 25/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức điều tra thu thập chuột, giám sát bọ chét, động vật y học tại cộng đồng.
Tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ y tế tuyến cơ sở
Ngày 20/5/2025, tại Thành phố Uông Bí, Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ y tế tuyến xã, phường trên địa bàn thành phố.
Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
Nước ta vốn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều cây xanh nên rất phù hợp cho sự phát triển của muỗi. Đây là loài vật gây lây truyền bệnh sốt rét, một căn bệnh từng là nỗi sợ hãi cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Ngày nay, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học dự phòng và điều trị, số người mắc bệnh và tử vong do sốt rét đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, sốt rét vẫn là một bệnh nguy hiểm, dễ mắc nếu di chuyển qua vùng dịch. Vì vậy, mỗi người đều không nên chủ quan.
Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
Từ ngày 20/4 – 26/4/2025, tại TP. Hạ Long, Ban quản lý Dự án “Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Artemisinin” giai đoạn 2024 – 2026 (RAI4E) – Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương đã phối hợp với Trung tâm Kiếm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn chẩn đoán sốt rét bằng kính hiển vi và test chẩn đoán nhanh sốt rét cho các cán bộ phụ trách xét nghiệm sốt rét của 13 huyện/thị xã/thành phố tỉnh Quảng Ninh.
CDC Quảng Ninh: cung cấp dịch vụ phun diệt côn trùng an toàn, hiệu quả
Côn trùng là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái, tuy nhiên có không ít loại côn trùng có thể gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh những loại côn trùng chỉ làm tổn thương như: Dị ứng, mẩn ngứa, đau,…còn có một số loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm hiện đang là hiểm họa cho loài người, đặc biệt ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, những nước đang phát triển. Việc phun diệt côn trùng cũng đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh điều tra dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại 02 xã vùng sâu, vùng xa
- Cảnh giác với bệnh dại: Không chủ quan dù chỉ một vết cắn, cào nhỏ!
- Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới