Nghe bác sĩ tư vấn về cách phòng, ngừa bệnh loãng xương
Chúng ta sẽ cùng trao đổi với bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan – Trưởng khoa Cơ Xương Khớp – BV 115 để được giải đáp những thắc mắc thường gặp và giải pháp phòng ngừa loãng xương (LX) cho nhóm phụ nữ này.
Kính thưa bác sĩ, hiện nay cụm từ “Loãng xương” xuất hiện khá phổ biến trên các phương tiện truyền thông, nhờ bác sĩ thông tin cho độc giả được rõ hơn “Loãng xương” là gì?
Loãng xương là bệnh với 2 đặc điểm chính là lượng chất khoáng trong xương suy giảm, và cấu trúc xương bị tổn hại. Hai yếu tố này làm cho xương trở nên mỏng hơn, xốp hơn, và dễ bị gẫy khi va chạm với một lực dù rất nhỏ. Trong đó lượng của xương phản ánh qua mật độ chất khoáng trong xương (được đo lường bằng mật độ xương). Mật độ xương biến chuyển theo độ tuổi: tăng nhanh trong thời kỳ niên thiếu, đạt mức độ đỉnh vào khoảng độ tuổi 20-30, sau một thời gian ổn định, mật độ xương bắt đầu suy giảm theo nồng độ estrogen (ở nữ) hay độ tuổi (ở nam).
Hiện nay, loãng xương đang được coi là một “bệnh dịch âm thầm” lan rộng khắp thế giới, ngày càng có xu hướng gia tăng và trở thành gánh nặng cho y tế cộng đồng. Riêng ở Việt Nam, cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi thì có 1 người bị loãng xương, và ở nam tỷ lệ này là 1 trên 10. Với tỷ lệ này, nước ta hiện đang có trên 2 triệu phụ nữ và nửa triệu nam trên 50 tuổi trong tình trạng loãng xương

Hình ảnh phân biệt mô xương thường và mô xương bị loãng
Vậy dấu hiệu và triệu chứng của bệnh loãng xương ra sao thưa bác sĩ?
Loãng xương thường diễn tiến âm thầm và không có triệu chứng. Chỉ khi xảy ra các biến chứng gãy xương thì bệnh mới được phát hiện. Tuy xương nào cũng có thể gãy, nhưng những xương thường bị gãy là cổ xương đùi (nghiêm trọng nhất), xương cột sống, và xương tay. Bên cạnh gãy xương , một số triệu chứng cũng có thể giúp phát hiện loãng xương như gù vẹo cột sống, giảm chiều cao, đau lưng ở người lớn tuổi.
Thưa bác sĩ, trong tất cả các nhóm đối tượng có nguy cơ loãng xương thì tại sao nhóm đối tượng nữ nhân viên văn phòng được liệt vào dạng có nguy cơ cao?
Như các bạn đã biết, bên cạnh các nguy cơ chung của nữ với loãng xương, nhóm đối tượng nữ nhân viên văn phòng với những đặc thù công việc của mình, thường có những thói quen là nguy cơ cao của loãng xương như sau:
Suốt ngày ở văn phòng: Nhân viên văn phòng là những người ít có điều kiện ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dễ bị thiếu hụt vitamin D, đồng thời thường chỉ ngồi tại chỗ ít có điều kiện vận động, 2 yếu tố: thiếu vitamin D kèm giảm vận động đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe xương.
Chế độ ăn uống không hợp lý: do đặc thù công việc, nhân viên văn phòng thường dùng thức ăn nhanh, chế biến sẵn, dễ có tình trạng dinh dưỡng không cung cấp đầy đủ các chất thiết yếu cho xương, đặc biệt là calci..

Nhân viên văn phòng được liệt vào nhóm có nguy cơ cao
Vậy hậu quả khi bị loãng xương sẽ ra sao thưa bác sĩ?
Loãng xương gây rất nhiều tác hại cho sức khoẻ và sinh hoạt, làm cho xương bị yếu đi, cấu trúc xương bị tổn hại làm cho xương giòn, dễ gãy dù chỉ là một va chạm nhẹ, đôi khi một cái hắt hơi cũng làm gãy xương. Cần chú ý là bệnh loãng xương thường không triệu chứng nhưng khi đã xảy ra biến chứng gãy xương sẽ dẫn đến một loạt các hậu quả nghiêm trọng như tăng nguy cơ tử vong, tăng nguy cơ mắc các bệnh nội khoa khác, giảm đến mất chức năng vận động, đau mãn tính làm giảm chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, điều trị gãy xương do loãng xương rất khó khăn và phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí rất tốn kém.
Chúng ta nên làm gì phòng, ngừa hay điều trị về loãng xương thưa bác sĩ?
Việc điều trị bệnh loãng xương khó khăn và tốn kém nên chúng ta cần biện pháp phòng ngừa. Điều may mắn là bệnh loãng xương có thể phòng ngừa, và biện pháp phòng ngừa nằm trong khả năng của chúng ta. Việc phòng ngừa chủ động bằng cách ngay từ lúc trẻ, cần duy trì chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý để đạt mức độ đỉnh tối đa của mật độ xương. Bởi vì nếu khối lượng xương đỉnh lúc trưởng thành tăng 10% sẽ giảm được 50% nguy cơ gãy xương do LX trong suốt cuộc đời. Khi về già cũng cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thể lực vừa phải để tránh bị mất xương.
Trong dinh dưỡng, nên chú trọng đến các thành tố có ích cho sức khoẻ xương. Chú ý đến thức ăn có nhiều calci (tôm, cá, trứng…) và cần tận dụng nguồn ánh nắng mặt trời như phơi nắng khoảng 10-15 phút mỗi ngày để có đầy đủ vitamin D cho cơ thể. Có thể bổ sung calci và vitamin D để bảo đảm lượng thu nhập tối thiểu cần thiết trong ngày bằng viên uống calci và vitamin D.
Ngoài ra, một lối sống khỏe mạnh, năng vận động, hạn chế thuốc lá, cà phê, rượu đã là những biện pháp thiết thực, có thể ngăn ngừa được nguy cơ loãng xương và giảm được hậu quả gãy xương.
Tóm lại, chúng ta cần chủ động phòng bệnh để chất lượng cuộc sống được đảm bảo.
Xin bác sĩ thông tin thêm về việc Bổ sung calci và vitamin D3 như thế nào là đủ và hợp lý?
Nhu cầu 1 người phụ nữ trưởng thành cần 1000-1200 mg Calci + 400 IU Vitamin D3 (Theo Viện Y khoa – IOM). Sau đây là công thức bổ sung Calci và Vitamin D3 hiệu quả.

Để duy trì thường xuyên, chúng ta nên lựa chọn các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí phù hợp như sau.
Tiện lợi khi sử dụng: đối với những chị em công chức văn phòng, kinh doanh, bán hàng... với quỹ thời gian hạn hẹp và phải làm việc tại công ty thì nên sử dụng sản phẩm tiện dụng không mất nhiều thời gian và không phụ thuộc vào không gian sử dụng.
Dễ uống cũng là một tiêu chí đáng quan tâm, do phải sử dụng lâu dài nếu không dễ uống thì thật khó chịu dẫn đến sử dụng không đều bỏ giữa chừng. Tính kinh tế khi sử dụng, một sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả hợp lý sẽ làm bạn dễ dàng chấp nhận hơn khi sử dụng lâu dài.
Thưa bác sĩ, đối với những chị em đang giảm cân hoặc bị tiểu đường thì làm sao để phòng ngừa và điều trị tình trạng loãng xương của mình?
Chế độ ăn kiêng dễ có tình trạng thiếu chất bao gồm cả calci và vitamin D, nhưng lại không thể bổ sung Calci bằng cách thông thường, mà cần chọn lọc các sản phẩm không chứa đường. Hiện nay trên thị trường có sản phẩm dạng viên sủi, không chứa đường, nên dùng được cho cả những người ăn kiêng hay bị tiểu đường.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Tập huấn về triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2025
Nhằm hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2025 trên địa bàn tỉnh, ngày 07/03/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn về triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác phòng, chống HIV/AIDS tại trung tâm y tế và trạm y tế. Đồng chí Vũ Quyết Thắng, Giám đốc Trung tâm dự và khai mạc lớp tập huấn.
Xét nghiệm HIV giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus
HIV vẫn là một thách thức đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới, với hàng triệu người đang sống chung với loại virus này. Thông qua xét nghiệm HIV thường xuyên, sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị thích hợp, làm giảm sự lây lan của HIV.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện