Mở rộng sử dụng văcxin ngừa tiêu chảy “made in VN”
PGS.TS Lê Thị Luân, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sản xuất văcxin và sinh phẩm y tế, tại nơi đóng gói văcxin ngừa tiêu chảy VN - Ảnh: N.Khánh |
Thành tựu này là của nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu sản xuất văcxin và sinh phẩm y tế (Bộ Y tế), đứng đầu là PGS-TS Lê Thị Luân - phó giám đốc trung tâm. Đây là lần đầu tiên có một văcxin do VN nghiên cứu sản xuất thành công từ khâu chọn chủng virút, tiêu chuẩn hóa chủng, xây dựng quy trình sản xuất...
Công trình của đời người
Những ngày này PGS Luân và nhóm nghiên cứu rất bận rộn, một phần bởi có thêm rất nhiều người biết công trình này, loại văcxin này sau khi đoạt giải Nhân tài đất Việt 2014 trong lĩnh vực y dược.
Hồi tưởng lại, PGS Luân không khỏi bùi ngùi khi nhớ về những ngày đầu tiên, năm 1998 khi bà tham gia giám sát bệnh do virút rota tại VN theo chương trình của Tổ chức Y tế thế giới.
Nhóm giám sát của PGS Luân nhận thấy số ca mắc tiêu chảy vào viện do virút rota ở VN cao hơn hẳn thế giới, lên tới 50-70% (trong khi thế giới chỉ dưới 40% số ca tiêu chảy là do nguyên nhân này), đặc biệt là ở miền Trung và miền Nam thì số ca mắc bệnh cao suốt năm, còn miền Bắc thì tiêu chảy do virút rota thường nổi lên vào mùa đông xuân.
Theo ông Trần Đắc Phu - cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, dự kiến từ năm 2017 văcxin ngừa tiêu chảy này sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng. |
“Các cháu bị tiêu chảy do virút rota thường không đáp ứng với điều trị kháng sinh. Khi trẻ bị tiêu chảy vào viện, bác sĩ lâm sàng có thể sử dụng phác đồ điều trị kháng sinh cho các cháu, nhưng với nhóm bệnh nhân này thì kháng sinh không hiệu quả, mà sau điều trị các cháu có thể bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi, gây tình trạng phân sống ở trẻ em” - PGS Luân chia sẻ.
Từ lý do này, nhóm của PGS Luân đã bắt đầu tiến hành chọn chủng virút và tạo chủng giống.
Những công việc tưởng như đơn giản, nhưng mãi đến năm 2005 các anh chị mới chọn được chủng giống ứng cử viên cho sản xuất văcxin, năm 2007 bắt đầu xây dựng quy trình sản xuất văcxin trong phòng thí nghiệm, đến năm 2009 đưa văcxin ra thực địa trên người tình nguyện và đến năm 2012 văcxin này chính thức được cấp số đăng ký lưu hành.
Toàn bộ quá trình kéo dài 14 năm, quãng thời gian không ngắn đối với một đời người, và với cuộc đời của những người làm khoa học thì cũng không hề ngắn ngủi.
“Giai đoạn đầu chúng tôi rất bế tắc vì virút rất khó phát triển trên tế bào vero, phải mất ba năm mới nuôi cấy thích nghi. Còn ngày chúng tôi vui nhất là khi đưa văcxin ra thực địa năm 2009. Thực địa thành công mới khẳng định được chín năm đã qua là thành công, vì nếu không thành công sẽ phải quay lại từ đầu.
Rất may là khi so sánh với văcxin tương tự của Bỉ, văcxin ngừa tiêu chảy rotavirus do chúng tôi nghiên cứu sản xuất có độ an toàn và các thông số tương đương, riêng hiệu quả bảo vệ thì văcxin VN có nhỉnh hơn dù chỉ là chút đỉnh không có ý nghĩa thống kê” - PGS Luân cho biết.
Trẻ mới sinh sẽ được tiêm miễn phí
PGS-TS Trần Đắc Phu, cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, tỏ ra rất thích thú khi nói về ý nghĩa đề tài nghiên cứu văcxin này. Theo ông Phu, virút rota là nguyên nhân
hàng đầu dẫn đến bệnh tiêu chảy ở VN. Từ năm 2008 đã có hai loại văcxin ngừa rota ngoại được nhập khẩu, với giá thành tiêm dịch vụ từ 1,5-1,6 triệu đồng/liệu trình 2-3 liều uống, thì từ năm 2012 khi văcxin nội ra thị trường, trẻ em đã có thể được ngừa bệnh này với giá 500.000 đồng/2 liều uống.
“Bộ Y tế đang chuẩn bị đưa văcxin này vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 2017. Đây sẽ là loại văcxin thứ 13 trong chương trình tiêm chủng mở rộng của VN” - ông Phu cho biết.
Theo PGS-TS Trần Như Dương - phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ, để ngừa tiêu chảy do virút rota, trẻ sẽ được uống liều văcxin thứ nhất khi trên sáu tuần tuổi và liều hai cách liều thứ nhất ít nhất hai tháng.
Nếu không có văcxin nội sẽ rất khó có cơ hội phổ cập văcxin này do giá thành văcxin ngoại rất cao, từ 550.000 đồng/liều uống với liệu trình ba liều uống và 770.000 đồng/liều với liệu trình hai liều uống.
“Theo chúng tôi được biết, nếu đưa văcxin này vào tiêm chủng mở rộng thì cần tới 4,5 triệu liều văcxin ngừa rota/năm, lúc này giá thành sẽ giảm tiếp xuống còn khoảng 70.000 đồng/liều, rẻ hơn rất nhiều so với hiện nay” - ông Dương nói.
Theo tính toán của Trung tâm Nghiên cứu sản xuất văcxin và sinh phẩm y tế, hiện văcxin ngừa virút rota nội địa đã chiếm được 40% thị phần sản phẩm này trên thị trường tiêm ngừa dịch vụ.
Nhưng nếu tính cả hai loại văcxin ngoại khác đang nắm 60% thị phần, mới có khoảng 25% trẻ trong độ tuổi được ngừa căn bệnh này bằng văcxin, trong khi muốn loại trừ bệnh phải có trên 80% trẻ có miễn dịch phòng bệnh, tức là chỉ khi văcxin được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí mới có hi vọng tiến tới loại trừ căn bệnh này.
Hiện giờ thì hi vọng đó đang dần đến, và nhóm của PGS Luân đang bắt đầu hành trình mới: nghiên cứu văcxin ngừa bệnh tay chân miệng. Hành trình này, theo PGS Luân, đã có con đường mòn phía trước nên sẽ nhanh đến đích.
Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
Sáng ngày 30/6/2025, tại hội trường tầng 8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị do Đảng ủy bộ phận Trung tâm chủ trì với sự tham dự của Ban Giám đốc, BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn và 99/102 đảng viên thuộc các chi bộ trực thuộc.
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
Chiều ngày 2/6/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Hoàng Văn Thượng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, viên chức và người lao động
Ngày 2/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động tại đơn vị. Đây là hoạt động nhằm trang bị kiến thức về AI và kỹ năng khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ này trong công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Tăng cường giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh
Để chủ động phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào cao điểm mùa dịch trong năm, từ ngày 20/5 đến ngày 30/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức giám sát, điều tra véc tơ và tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Ngày 20/5, đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo, cán bộ các phòng chức năng của Sở Y tế; Lãnh đạo một số khoa, phòng của các đơn vị được trưng dụng tham gia đoàn kiểm tra.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Quảng Ninh sau bão số 3: Cảnh giác dịch bệnh, giữ vệ sinh môi trường để bảo vệ sức khỏe
- Cảnh báo viêm não Nhật Bản mùa hè: Đừng chủ quan với những cơn sốt cao ở trẻ
- CDC Quảng Ninh tập trung, chủ động, sẵn sàng ứng phó với bão số 3
- CDC Quảng Ninh điều tra dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại 02 xã vùng sâu, vùng xa
- Cảnh giác với bệnh dại: Không chủ quan dù chỉ một vết cắn, cào nhỏ!
- Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp