Ký sinh trùng – Những điều cần biết
Ký sinh trùng là sinh vật sống ký sinh trên hoặc trong cơ thể vật chủ. Nhiễm ký sinh trùng là bệnh do các loại sinh vật ký sinh như giun, sán, bọ chét, ve, chí, rận… sống ký sinh trên cơ thể người thông qua các đường lây nhiễm như tiếp xúc qua da, đất, từ động vật sang người…
Khi nhiễm bệnh, ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể con người, chúng sống bằng cách hút máu, chất dinh dưỡng từ cơ thể người và sinh sôi, phát triển. Nhiễm ký sinh trùng gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe con người như gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, gây tổn thương gan, não, thận…Vì thế cần thăm khám y tế định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời là điều vô cùng cần thiết.
Giun xuất hiện trên da
Giun lên mắt
Con đường lây nhiễm chính của bệnh ký sinh trùng
Ký sinh trùng có nhiều loại và lây nhiễm qua nhiều con đường như lây qua máu, động vật, côn trùng, tuy nhiên con đường lây nhiễm chính là qua da và tiêu hóa:
Nhiễm ký sinh trùng qua tiêu hóa: Ký sinh trùng có trong nguồn nước hoặc thực phẩm mà con người sử dụng hàng ngày. Khi ăn thực phẩm chưa được làm sạch và chưa được nấu chín kỹ thì ký sinh trùng sẽ theo đường tiêu hóa xâm nhập vào cơ thể. Khi bị nhiễm ký sinh trùng qua đường tiêu hóa thường có các dấu hiệu là buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng… Ký sinh trùng lây qua đường tiêu hóa như giun móc, giun đũa, sán dây, trùng hình cung, amip bệnh lỵ.
Nhiễm ký sinh trùng khi tiếp xúc da: Một số loại ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người khi tiếp xúc trực tiếp qua da như: ve, bọ chét, chí, rận… Một số khác thì lây qua bề mặt da như trùng ghẻ, giun kim, sán máng, ấu trùng từ muỗi.
Ngoài ra, con đường lây nhiễm bệnh này còn lây qua động thực vật, điển hình là giun đũa ở chó, mèo khi con người ôm ấp, vuốt ve chúng.
Nguyên nhân gây bệnh
Ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều là môi trường thuận lợi cho các loài ký sinh trùng sinh sôi và phát tán. Thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày như ăn đồ sống, uống nước chưa đun sôi cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh nhiễm ký sinh trùng.
Ký sinh trùng có thể tồn tại trong thịt, cá, rau… Vì thế, khi chưa được chế biến kỹ, thức ăn cũng có thể là nguồn mang nhiều mầm bệnh giun sán, đặc biệt là sán dây và sán dải.
Dấu hiệu khi cơ thể nhiễm bệnh
Nhiễm ký sinh trùng có thể âm thầm kéo dài hoặc dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, khi cơ thể bị nhiễm bệnh sẽ có những dấu hiệu sau:
Bị ngứa da, nổi mề đay
Bệnh sẽ gây ra một số vấn đề về da như ngứa, nổi mẩn đỏ, chàm, dị ứng. Hơn thế nữa, các chất thải của ký sinh trùng khi tích tụ lâu ngày trên da dẫn đến viêm loét, tổn thương da.
Ngứa, nổi mề đay do nhiễm ký sinh trùng
Đường tiêu hóa kém
Hệ tiêu hóa kém là dấu hiệu của nhiễm ký sinh trùng đường ruột. Ký sinh trùng sẽ gây đầy hơi, chướng bụng, gây viêm và dẫn đến tiêu chảy mãn tính. Ngoài ra chất thải của ký sinh trùng còn có thể gây táo bón cho người nhiễm bệnh.
Xuất hiện cảm giác ngứa ở hậu môn
Triệu chứng ngứa ở hậu môn là biểu hiện đặc trưng của người bị nhiễm giun kim. Giun kim không xâm nhập vào máu mà làm tổ và đẻ trứng ở quanh vùng hậu môn nên gây cảm giác ngứa, khó chịu.
Suy nhược cơ thể
Người nhiễm ký sinh trùng sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ. Khi bệnh liên quan đến đường ruột, chúng sẽ gây tiêu chảy hoặc táo bón cũng như hút chất dinh dưỡng từ cơ thể người. Từ đó cơ thể dễ bị thiếu máu, gây suy nhược, sụt cân, thiếu chất dinh dưỡng.
Thường xuyên có cảm giác thèm ăn
Khi nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến sự thay đổi thói quen ăn uống, làm cho bạn có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều hơn nhưng vẫn sụt cân. Vì khi này ký sinh trùng, đặc biệt là sán dây hoặc giun tròn đã tiêu thụ một lượng lớn chất dinh dưỡng từ thực phẩm mà bạn ăn vào, dẫn đến bạn luôn có cảm giác đói và thèm ăn liên tục.
Nghiến răng
Một nghiên cứu về sức khỏe ở Mỹ năm 2010 cho thấy có mối liên hệ giữa nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở trẻ nhỏ và chứng nghiến răng khi ngủ. Do đó, khi trẻ nghiến răng bất thường có thể là dấu hiệu trẻ đã bị nhiễm bệnh.
Cơ thể thiếu máu
Thực tế, phần lớn người bệnh sẽ bị ký sinh trùng chúng hút máu để di trì sự sống, phát triển và sinh sôi. Do đó dẫn đến tình trạng Thiếu máu ở người bị nhiễm ký sinh trùng.
Có sự thay đổi về tính cách
Khi bị nhiễm, tính cách, tâm trạng của người bệnh có thể bị thay đổi khiến họ cảm thấy lo lắng, bồn chồn, bực bội,… các triệu chứng này có liên quan tới vấn đề tiêu hóa. Vì ký sinh trùng ký sinh trong đường ruột sẽ gây cho đường tiêu hóa kém khỏe mạnh do ký sinh trùng thải ra các chất độc làm cho người bệnh có tâm trạng căng thẳng và luôn cảm thấy lo lắng.
Phương pháp chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng
Để chẩn đoán bệnh nhiễm ký sinh trùng các bác sĩ thường sử dụng phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng, đây là phương pháp chẩn đoán chính xác với chi phí hợp lý nhất. Sau khi xét nghiệm và biết được loại ký sinh trùng đang tồn tại trong cơ thể người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.
Tùy vào mỗi loại ký sinh trùng khác nhau mà các bác sĩ sẽ có những phương pháp xét nghiệm cho phù hợp:
– Xét nghiệm phân
– Xét nghiệm máu:
– Xét nghiệm mẫu da, tóc, dịch tiết, móng tay, móng chân
– Nội soi đại tràng:
– Chẩn đoán bằng X-quang, MRI, CT, siêu âm
Ngoài ra còn một số xét nghiệm khác hỗ trợ rất tốt trong việc chẩn đoán bệnh ký sinh trùng như: xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi để kiểm tra bạch cầu ái toan tăng cao hay không, men gan, tổng phân tích nước tiểu…
Để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người xung quanh, trước hết mỗi người cần điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt của mình. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa cơ bản:
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
– Rửa tay thường xuyên với xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, trước khi chế biến món ăn.
– Cắt, tỉa móng tay gọn gàng, hạn chế đưa tay vào mắt, mũi, miệng.
– Không sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng,… với người khác.
– Ăn thực phẩm chín, hạn chế ăn đồ sống như gỏi cá, uống nước đã qua đun sôi.
Vệ sinh đồ dùng cá nhân và môi trường sống xung quanh thường xuyên
Do vậy cần thường xuyên giặt giũ đồ cá nhân như khăn, mang, quần áo. Tẩy rửa, lau chùi đồ chơi của trẻ em để hạn chế ký sinh trùng phát sinh. Dọn dẹp các khu vực quanh nhà tạo không gian thoáng để tránh ký sinh trùng ẩn nấp, phát triển.
Ăn uống hợp vệ sinh
Hạn chế ăn đồ sống như gỏi cá, thịt tái, tiết canh… Rau sống cần rửa kỹ trước khi ăn. Uống nước đun sôi là cách để bảo vệ bản thân tốt nhất.
Tẩy giun định kỳ
Tẩy giun, sán định kỳ theo khuyến cáo y tế cho người lớn và trẻ em là cách để phòng ngừa bệnh ký sinh trùng tốt nhất. Theo khuyến cáo của bộ y tế thì nên sổ giun định kỳ ngoại trừ trẻ em dưới 1 tuổi và phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu.
Trang bị quần áo kỹ khi đi khám phá những nơi hoang dã
Nhiều loại ký sinh trùng sống ở rừng rậm, ẩm ướt có khí hậu nhiệt đới. Vì thế cần trang bị quần áo, giày dép và khử khuẩn đồ dùng cá nhân thường xuyên để ngăn chặn ký sinh trùng bám vào quần áo, bám qua da xâm nhập vào cơ thể.
Nhiễm ký sinh trùng là tình trạng thường xuyên xuất hiện tại những vùng có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Bệnh có triệu chứng giống với các bệnh lý thông thường khác nên rất khó nhận biết. Vì vậy việc tẩy giun định kỳ, ăn chín uống sôi là rất cần thiết và đặc biệt người dân nên có thói quen đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để tránh tối đa nguy cơ bị nhiễm bệnh.
V/v Thẩm định giá: Xe ô tô cứu thương hỏng, hết khấu hao, không còn khả năng sử dụng, không sửa chữa được của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Quảng Ninh
Để có cơ sở xác định giá nhằm tổ chức bán thanh lý theo đúng quy định của nhà nước, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh kính đề nghị các công ty có đủ năng lực thực hiện việc thẩm định giá: Nhu cầu thanh lý xe ô tô cứu thương hỏng, không còn khả năng sử dụng, không sửa chữa được của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh năm 2025
Nhu cầu hiệu chuẩn thiết bị
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu hiệu chuẩn thiết bị danh mục, số lượng như sau
Nhu cầu in sticker phục vụ hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu in sticker phục vụ hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá, danh mục, số lượng như sau
Nhu cầu in biển mica tam giác phục vụ hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu in biển mica tam giác phục vụ hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá, danh mục, số lượng như sau:
Tăng cường giám sát véc tơ, chủ động phòng chống dịch bệnh do muỗi truyền
Thời tiết mùa hè nắng nóng, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản và phát triển, đặc biệt là muỗi vằn tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết và một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Tại Quảng Ninh, công tác giám sát và phòng chống dịch bệnh do muỗi truyền đang được các ngành chức năng triển khai quyết liệt, đồng bộ nhằm chủ động kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng.
Yêu cầu báo giá dịch vụ bảo dưỡng thiết bị của khoa Hóa sinh năm 2025.
Khoa Hóa sinh thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá đề xuất dịch vụ bảo dưỡng thiết bị của khoa Hóa sinh năm 2025 với nội dung cụ thể như sau
V/v Yêu cầu báo giá vật tư, hóa chất,… phục vụ cho NVKH&CN
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đang có nhu cầu với nội dung cụ thể như sau
BỆNH MÀY ĐAY DO KÝ SINH TRÙNG: ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI NHỮNG VẾT NGỨA NGÁY TRÊN DA
Thông thường, khi có các vết mề đay, mẩn đỏ dưới da thường mọi người sẽ nghĩ đến dị ứng hoặc do chức năng thải độc của gan bị suy giảm. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ nghe đến bệnh mề đay do Ký sinh trùng chưa? Bệnh mày đay do ấu trùng giun đũa chó mèo có biểu hiện khác gì với mề đay và chữa như thế nào? Bệnh mày đay (hay còn gọi là nổi mề đay) có thể là một trong những biểu hiện của nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là do các loại giun sán gây ra. Khi cơ thể nhiễm ký sinh trùng, hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng histamine và các chất trung gian hóa học khác, dẫn đến các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn đỏ, sẩn phù trên da, có thể là mày đay.
Kế hoạch thuê máy tính xách tay phục vụ hoạt động khám chữa bệnh
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có kế hoạch thuê máy tính xách tay phục vụ hoạt động khám chữa bệnh. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh xin gửi tới các đơn vị, các nhà cung cấp bản tiêu chuẩn kỹ thuật của hạng mục như sau
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh giác với bệnh dại: Không chủ quan dù chỉ một vết cắn, cào nhỏ!
- Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6