Irritant hand dermatitis – Viêm da bàn tay do chất kích thích (Eczema)
Viêm da (eczema) là tình trạng sưng da làm cho da trở nên đỏ, đóng vảy và rất ngứa. Những người có da sậm màu thì da trở nên tím hay chỉ trở nên sậm màu hơn.
Viêm da xảy ra ở đâu?
Khi viêm da xảy ra ở bàn tay thì nó cũng có thể xuất hiện những mụn nước nhỏ dọc theo hai bên các ngón tay hoặc trong lòng bàn tay.
Bàn tay có thể trở nên khô và đau nhức vì lòng bàn tay và chung quanh các ngón tay bị nứt nẻ.
Nguyên nhân nào gây ra?
Việc thường xuyên rửa tay và lau tay, đồng thời tiếp xúc với xà phòng, các chất tẩy và những chất kích thích khác có thể làm cho bàn tay trở nên khó chịu. Nếu người nào đã bị viêm da thì người đó dễ bị viêm da bàn tay trong lúc này.
Đôi khi tình trạng dị ứng với hóa chất được sử dụng có thể là nguyên nhân gây ra viêm da bàn tay. Nhưng đa số các trường hợp viêm da bàn tay thường không phải do dị ứng.
Khi tinh thần sa sút, căng thẳng và mệt mỏi sẽ làm cho tình trạng viêm da tệ hại hơn.
Gãi có thể làm trầy xát bề mặt của da và làm cho tình trạng viêm da bị nhiễm trùng. Viêm da bàn tay có thể trở nên trầm trọng hơn trong mùa đông vì thời tiết lạnh làm cho độ ẩm xuống thấp và khiến cho da bị khô. Những chất khác làm cho da bị khô khi tiếp xúc như chất dung môi bao gồm cả nhựa thông (turpentine), dầu hỏa (kerosene), xăng dầu, hàng gia dụng, làm vườn và nấu ăn sẽ khiến cho tình trạng viêm da ở đôi bàn tay gặp trở ngại nhiều hơn.
Trị liệu bằng cách nào?
Phần quan trọng của việc điều trị viêm da bàn tay là tránh những việc làm kích thích da, như hạn chế việc rửa tay và tiếp xúc với xà phòng, các chất tẩy và chất dung môi hay các chất kích thích khác. Khi làm việc nặng, nên dùng loại bao tay PVC có lớp vải rất hữu ích. Khi làm việc nhẹ, nên mang bao vải dưới lớp bao tay cao su. Bao tay cao su có thể gây khó chịu cho da vì da tiết ra mồ hôi.
Nên tháo nhẫn trước khi rửa tay bằng xà phòng hay sau khi làm công việc nhà vì xà phòng, nước và những hóa chất khác có thể bị bám lại dưới vòng nhẫn. Lớp da dưới vòng nhẫn phải được lau thật khô. Khí amoniac trong tả ướt của em bé cũng có thể gây khó chịu. Nên dùng kẹp hay mang bao tay để cầm nắm tả lót nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp với bàn tay. Ngay cả nước cũng có thể là chất kích thích làm trôi đi lớp dầu bảo vệ của da.
Các chất kem làm mềm da như kem sorbolene, kem bào chế với nước hay các loại kem dạng nhũ tương có thể được dùng thay cho xà bông. Trong ngày nên dùng các loại kem này thoa lên da thường xuyên, nhất là sau khi rửa tay. Khi tình trạng viêm da kích thích mạnh, bác sĩ có thể cho dùng kem hay thuốc thoa cortisone để làm giảm sưng phù. Nếu bị nhiễm trùng, bác sĩ cũng có thể kê toa cho uống thuốc trụ sinh.
Khi tình trạng viêm da được kiềm chế, phải ngưng dùng kem cortisone. Muốn tránh tình trạng viêm da trở đi trở lại, nên thường xuyên dùng kem làm mềm da và tiếp tục tránh những chất kích thích da. Đôi khi, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán bệnh viêm da dị ứng bằng PATCH TEST xem bạn có bị dị ứng với một loại hóa chất nào không. Nếu dị ứng có xảy ra, thì điều quan trọng là phải tránh tiếp xúc với hóa chất đó.
NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG
• Nên nhớ rằng ngay cả nước cũng có thể là một chất kích thích
• Hạn chế việc rửa tay
• Tránh tiếp xúc trực tiếp với xà phòng, các loại chất tẩy, dầu gội đầu và những chất kích thích khác
• Dùng bao tay có lót lớp vải tốt hơn là dùng bao tay chỉ làm bằng cao su khi tiếp xúc với nước và những chất kích thích khác
• Thường xuyên dùng các loại kem làm mềm da có chứa sorbolen hay kem bào chế bằng nước hoặc thuốc thoa dạng nhũ tương.
• Dùng kem làm mềm da nhất là sau khi rửa tay
• Chỉ dùng kem hay thuốc thoa cortisone theo chỉ định của bác sĩ khi bị viêm da.
Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
Nước ta vốn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều cây xanh nên rất phù hợp cho sự phát triển của muỗi. Đây là loài vật gây lây truyền bệnh sốt rét, một căn bệnh từng là nỗi sợ hãi cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Ngày nay, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học dự phòng và điều trị, số người mắc bệnh và tử vong do sốt rét đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, sốt rét vẫn là một bệnh nguy hiểm, dễ mắc nếu di chuyển qua vùng dịch. Vì vậy, mỗi người đều không nên chủ quan.
Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
Từ ngày 20/4 – 26/4/2025, tại TP. Hạ Long, Ban quản lý Dự án “Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Artemisinin” giai đoạn 2024 – 2026 (RAI4E) – Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương đã phối hợp với Trung tâm Kiếm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn chẩn đoán sốt rét bằng kính hiển vi và test chẩn đoán nhanh sốt rét cho các cán bộ phụ trách xét nghiệm sốt rét của 13 huyện/thị xã/thành phố tỉnh Quảng Ninh.
CDC Quảng Ninh: cung cấp dịch vụ phun diệt côn trùng an toàn, hiệu quả
Côn trùng là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái, tuy nhiên có không ít loại côn trùng có thể gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh những loại côn trùng chỉ làm tổn thương như: Dị ứng, mẩn ngứa, đau,…còn có một số loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm hiện đang là hiểm họa cho loài người, đặc biệt ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, những nước đang phát triển. Việc phun diệt côn trùng cũng đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
Ngày 16/2/2025, Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai xác nhận một trường lên cơn dại và tử vong sau khi bị chó cắn từ…2 năm trước. Thông tin này khiến không ít người dân hoang mang vì khoảng thời gian từ khi bị chó cắn đến khi phát bệnh dài tới 2 năm. Tuy nhiên, về mặt y khoa cũng như thực tiễn, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện