Hi vọng mới cho người bệnh ung thư
Sở dĩ thuốc điều trị ung thư kết hợp với chất mang thuốc nano này sẽ làm giảm tác dụng phụ lên người bệnh là do khi được gắn tác nhân định hướng, chúng chỉ “thích” các tế bào ung thư mà không “đoái hoài” các tế bào bình thường.
“Quấn quýt” mô và tế bào ung thư, “lạnh nhạt” tế bào lành
“Giống như có lực hấp dẫn, các tế bào ung thư sẽ hấp dẫn chất mang thuốc này và hút chúng về đó, để thuốc điều trị chỉ tác dụng lên tế bào ung thư” - TS Trần Ngọc Quyển, thành viên nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học vật liệu ứng dụng (thuộc Viện Khoa học công nghệ VN), cho biết. Ngoài ra, cũng theo TS Quyển, chất mang thuốc này còn cải thiện độ hòa tan của thuốc, thời gian bán thải của thuốc, làm giảm độc tính nhưng kéo dài thời gian tác dụng của thuốc lên tế bào ung thư.
|
Chất mang thuốc nano hoạt động theo tính chất của mô ung thư nên mới “hấp dẫn” được các tế bào mang bệnh. Tại hầu hết các mô khỏe mạnh, kích thước các khe hở lớp nội mô thành mạch máu thường nhỏ hơn 2 nanomet (nm - là đơn vị đo bằng 1 phần tỉ mét). Các khe hở này quá nhỏ so với kích thước của hầu hết các chất mang nano.
Còn tại mô ung thư, có sự phát triển của tế bào ung thư đòi hỏi sự tăng sinh mạch máu, các vi mạch máu mới được hình thành tại các mô ung thư và có kích thước lên đến vài trăm nanomet. Do đó, với kích thước nhỏ hơn 10nm, khi biến tính với một số polymer tương hợp sinh học sẽ nhỏ hơn 50nm, nên khả năng khuếch tán của chất mang thuốc đến vùng mô tập trung các tế bào ung thư nhanh và khá dễ dàng. Mặt khác, với kích thước nói trên, chất mang thuốc này còn tải được hầu hết các loại thuốc đang điều trị nhiều loại ung thư hiện nay.
Hướng đến thử nghiệm tiền lâm sàng
“Nhìn người bệnh khi “vô thuốc” điều trị ung thư chúng ta rất xót xa, họ gầy mọp, đầu tóc rụng tơi tả. Có nhiều em bé chỉ còn da bọc xương... Tìm ra một chất có thể làm giảm độc tính của thuốc điều trị ung thư là ý tưởng nung nấu đối với người nghiên cứu vật liệu ứng dụng như chúng tôi”, TS Nguyễn Cửu Khoa, viện trưởng Viện Khoa học vật liệu ứng dụng, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. Sau một thời gian dài tìm tòi, năm 2007 nhóm nghiên cứu đã tìm ra “liều thuốc” hay này.
Bước đầu nhóm nghiên cứu kết hợp với phòng nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc (Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM) để tiến hành đánh giá khả năng mang nhả thuốc tiêu diệt tế bào ung thư ở cấp độ tế bào và trên chuột. Kết quả khả quan. “Sức khỏe” của các con chuột được điều trị kết hợp giữa chất mang thuốc nano và thuốc điều trị ung thư tốt hơn so với những con chuột chỉ “vô thuốc” điều trị ung thư.
“Rõ ràng chất mang thuốc nano đã hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư trên động vật như chuột” - TS Nguyễn Cửu Khoa nhấn mạnh.
Trên cơ sở các kết quả đạt được đó, nhóm đang cải tiến khả năng mang nhả thuốc của loại chất mang này và tiến hành thử nghiệm xa hơn trên nhiều loài động vật cũng như hướng đến thử nghiệm tiền lâm sàng. Ngoài ra, TS Quyển cũng thông tin nhóm đang có ý định phối hợp với một số nhà nghiên cứu ở Hàn Quốc để đưa các sản phẩm nghiên cứu đến gần ứng dụng thực tế hơn.
Năm 2014 sản phẩm được thương mại hóa PGS.TS Nguyễn Cửu Khoa cho biết chất mang thuốc nano này có tên gọi polyamidoamine dendrimer với đặc tính mang nhả nhiều loại thuốc-gen, có thể gắn với các tác nhân định hướng vào các nhóm chức bề mặt hạt nano mang thuốc để tạo tương tác đặc hiệu với tế bào ung thư. Kết quả nghiên cứu của nhóm đã và đang được công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín. Các nhà khoa học trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu theo hướng tìm ra chất mang thuốc dendrimer từ những năm 1980 nhưng đến nay vẫn chưa có thành phẩm. Theo thông tin Viện Khoa học vật liệu ứng dụng cho biết, đến năm 2014 những sản phẩm mang thuốc đầu tiên theo hướng nghiên cứu này sẽ được thương mại hóa. |
Bệnh ung thư tăng nhanh Theo Hội Ung thư Việt Nam, bệnh nhân ung thư các loại đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Mỗi năm có 150.000 người mắc mới bệnh ung thư. Cả nước hiện có khoảng 250.000 người đang sống chung với bệnh ung thư với những loại phổ biến như gan, phổi, dạ dày, đại tràng, vú, cổ tử cung... Chỉ riêng đối với ung thư phổi, bác sĩ Trần Đình Thanh, trưởng khoa ung bướu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), cho biết bệnh ung thư phổi diễn tiến theo xu hướng “trẻ hóa”, trong năm qua bệnh viện đã tiếp nhận một trường hợp chỉ mới 17 tuổi. T ại Việt Nam, ung thư phổi được xếp vào loại gia tăng nhanh thứ hai, sau ung thư gan. Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia có thuốc chủng ngừa viêm gan siêu vi B, nên dự báo ung thư gan sẽ giảm và ung thư phổi sẽ vượt lên nếu mọi người không nỗ lực hưởng ứng “chương trình phòng chống thuốc lá”. |
Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
Nước ta vốn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều cây xanh nên rất phù hợp cho sự phát triển của muỗi. Đây là loài vật gây lây truyền bệnh sốt rét, một căn bệnh từng là nỗi sợ hãi cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Ngày nay, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học dự phòng và điều trị, số người mắc bệnh và tử vong do sốt rét đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, sốt rét vẫn là một bệnh nguy hiểm, dễ mắc nếu di chuyển qua vùng dịch. Vì vậy, mỗi người đều không nên chủ quan.
Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
Từ ngày 20/4 – 26/4/2025, tại TP. Hạ Long, Ban quản lý Dự án “Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Artemisinin” giai đoạn 2024 – 2026 (RAI4E) – Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương đã phối hợp với Trung tâm Kiếm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn chẩn đoán sốt rét bằng kính hiển vi và test chẩn đoán nhanh sốt rét cho các cán bộ phụ trách xét nghiệm sốt rét của 13 huyện/thị xã/thành phố tỉnh Quảng Ninh.
CDC Quảng Ninh: cung cấp dịch vụ phun diệt côn trùng an toàn, hiệu quả
Côn trùng là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái, tuy nhiên có không ít loại côn trùng có thể gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh những loại côn trùng chỉ làm tổn thương như: Dị ứng, mẩn ngứa, đau,…còn có một số loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm hiện đang là hiểm họa cho loài người, đặc biệt ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, những nước đang phát triển. Việc phun diệt côn trùng cũng đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
Ngày 16/2/2025, Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai xác nhận một trường lên cơn dại và tử vong sau khi bị chó cắn từ…2 năm trước. Thông tin này khiến không ít người dân hoang mang vì khoảng thời gian từ khi bị chó cắn đến khi phát bệnh dài tới 2 năm. Tuy nhiên, về mặt y khoa cũng như thực tiễn, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện