Giúp bạn kiểm soát bệnh dị ứng
Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn loại bỏ mầm mống gây dị ứng một cách tự nhiên.
1. Tắm rửa thường xuyên
Phấn hoa rất dễ vương lại trên quần áo, làn da hay tóc của bạn và là nguyên nhân dẫn đến dị ứng. Vì vậy, một cách để kiểm soát dị ứng và giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc lâu dài với phấn hoa bám trên quần áo và da đó là tắm gội thường xuyên và giặt quần áo sạch sẽ ở những thời điểm mà mật độ phấn hoa cao.
2. Vệ sinh nơi ở của vật nuôi
Nếu bạn có khả năng bị dị ứng với lông vật nuôi trong nhà, hãy chú ý vệ sinh sạch sẽ ổ và nơi ở của chúng, cũng như duy trì vệ sinh sạch sẽ cho chính vật nuôi của bạn bằng cách tắm rửa cho chúng đều đặn.
3. Rửa tay sạch sẽ
Rửa tay thường xuyên là một cách giúp bạn hạn chế nguy cơ bị dị ứng và ngăn triệu chứng trầm trọng hơn, nhất là sau khi tiếp xúc với vật nuôi.
4. Đóng cửa sổ
Nếu bạn bị dị ứng phấn hoa, tốt nhất bạn nên đóng kín cửa sổ và bật điều hòa để hạn chế phấn hoa bay vào nhà. Nếu bạn sử dụng điều hòa, nên nhớ thường xuyên lau chùi thanh lọc khí để tránh phấn hoa có thể bay ngược vào nhà bạn.
5. Dị ứng với đồ vải trên giường ngủ
Rất có thể, những dị nguyên ẩn nấp trong chính ga trải giường, gối, đệm trong phòng ngủ của bạn. Vì vậy, hãy đầu tư mua những loại chăn ga gối đệm có chất lượng tốt và đảm bảo để tránh nguy cơ bị dị ứng.
6. Cho mầm lúa mì vào thức ăn của vật nuôi
Một mẹo nhỏ để phòng ngừa dị ứng do vật nuôi là cho mầm lúa mì vào thức ăn của vật nuôi. Việc này gây ra phản ứng dị ứng, làm giảm các triệu chứng dị ứng của bạn.
7. Giữ cho không khí trong nhà luôn trong lành
Bạn có thể đầu tư một chiếc máy lọc không khí trong gia đình hoặc máy hút bụi giúp loại bỏ bụi bẩn, các vi khuẩn hay các mầm mống bệnh lưu trong không khí để giảm nguy cơ dị ứng.
8. Giữ sạch đệm ngủ
Bạn cũng cần thường xuyên hút bụi đệm ngủ, đặc biệt là khi bạn dễ bị dị ứng. Giữ cho đệm ngủ luôn sạch sẽ có thể cải thiện các triệu chứng của bạn. Đồng thời bạn cũng cần giặt ga trải giường, vỏ chăn gối thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn dễ gây dị ứng.
9. Giữ sạch thảm trải sàn
Bạn nên nhớ giữ sạch thảm trải sàn bằng cách giặt chúng thường xuyên để ngăn ngừa các dị nguyên lưu lại trong các sợi thảm. Nếu có điều kiện, hãy thay bằng các loại thảm trải sàn dễ giặt giũ và làm sạch bằng các loại nước giặt thông thường. Bằng cách này, bạn sẽ nhanh chóng lấy đi những vết bẩn, bụi bẩn và các loại chất bẩn rắn khác.
10. Bỏ giày dép bên ngoài nhà
Tốt nhất bạn nên bỏ giày dép bên ngoài trước khi bước vào nhà để tránh phấn hoa và các loại bụi bẩn bám theo có thể tích tụ trong nhà bạn. Bạn cũng nên lau chùi giày dép sạch sẽ để lấy đi các hạt bụi, lông động vật hay phấn hoa có thể khiến bạn dễ bị dị ứng.
Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
Nước ta vốn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều cây xanh nên rất phù hợp cho sự phát triển của muỗi. Đây là loài vật gây lây truyền bệnh sốt rét, một căn bệnh từng là nỗi sợ hãi cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Ngày nay, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học dự phòng và điều trị, số người mắc bệnh và tử vong do sốt rét đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, sốt rét vẫn là một bệnh nguy hiểm, dễ mắc nếu di chuyển qua vùng dịch. Vì vậy, mỗi người đều không nên chủ quan.
Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
Từ ngày 20/4 – 26/4/2025, tại TP. Hạ Long, Ban quản lý Dự án “Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Artemisinin” giai đoạn 2024 – 2026 (RAI4E) – Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương đã phối hợp với Trung tâm Kiếm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn chẩn đoán sốt rét bằng kính hiển vi và test chẩn đoán nhanh sốt rét cho các cán bộ phụ trách xét nghiệm sốt rét của 13 huyện/thị xã/thành phố tỉnh Quảng Ninh.
CDC Quảng Ninh: cung cấp dịch vụ phun diệt côn trùng an toàn, hiệu quả
Côn trùng là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái, tuy nhiên có không ít loại côn trùng có thể gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh những loại côn trùng chỉ làm tổn thương như: Dị ứng, mẩn ngứa, đau,…còn có một số loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm hiện đang là hiểm họa cho loài người, đặc biệt ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, những nước đang phát triển. Việc phun diệt côn trùng cũng đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
Ngày 16/2/2025, Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai xác nhận một trường lên cơn dại và tử vong sau khi bị chó cắn từ…2 năm trước. Thông tin này khiến không ít người dân hoang mang vì khoảng thời gian từ khi bị chó cắn đến khi phát bệnh dài tới 2 năm. Tuy nhiên, về mặt y khoa cũng như thực tiễn, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025