Dấu hiệu sớm của ung thư thực quản
Nguyên nhân và các yếu tố thúc đẩy
UTTQ có liên quan nhiều với tuổi tác và giới, thường gặp UTTQ ở người cao tuổi, khoảng 80% bệnh nhân được chẩn đoán UTTQ ở độ tuổi 55-85. Nguy cơ nam giới mắc nhiều gấp 3 lần nữ, căn nguyên của nguy cơ này là do lạm dụng rượu và hút thuốc. Hút thuốc làm tăng rõ rệt khả năng bị ung thư và nguy cơ càng tăng lên khi phối hợp với uống rượu.
Ngoài ra còn có các nguy cơ khác như bệnh hay gặp ở người béo phì; người có bệnh lý thực quản như viêm thực quản trào ngược, bệnh tâm vị không giãn; chế độ ăn ít chất xơ và rau quả, thiếu các vitamin A, B2 và C; thói quen ăn uống thực phẩm có chứa chất nitrosamin như thịt hun khói, rau ngâm giấm...
Một số bệnh lý khác có thể làm tiền đề cho UTTQ phát triển đó là: bệnh Barrett thực quản; ung thư tị - hầu; bệnh ruột non do gluten hoặc bệnh đi ngoài phân mỡ; bệnh sừng hóa gan bàn chân.
![]() Ung thư thực quản là một trong số 10 bệnh ung thư phổ biến ở nam giới. Ảnh Spot. |
Biểu hiện của bệnh như thế nào?
Ðể dự phòng ung thư thực quản cần tránh các yếu tố nguy cơ như không hút thuốc lá, giảm uống rượu, tránh các thực phẩm có hại, kiểm soát và phòng ngừa các bệnh lý thực quản. Tăng cường các yếu tố bảo vệ bằng cách ăn nhiều rau quả và chất xơ, bổ sung vitamin và yếu tố vi lượng cần thiết đặc biệt là vitamin A, B2, C, E, selen. Với bệnh nhân có bệnh lý khác ở thực quản cần định kỳ 6 tháng – 1 năm nội soi dạ dày thực quản một lần để kiểm soát, phát hiện sớm các biểu hiện của UTTQ, từ đó có phương pháp điều trị sớm đem lại tiên lượng tốt cho bệnh nhân. |
Chảy nước bọt thường kèm hơi thở hôi, ợ hơi và sặc.
Đau đôi khi biểu hiện dưới dạng khó chịu khi ăn. Khi ung thư lan ra xung quanh, có cảm giác đau ngực.
Gầy sút là triệu chứng quan trọng do chán ăn và khó nuốt. Do không nuốt được nên bệnh nhân có tình trạng mất nước, suy kiệt.
Thiếu máu thường là nhẹ và hay xảy ra chậm nhưng đôi khi có dấu chảy máu rõ gây thiếu máu cấp, nhất là trường hợp ung thư ăn vào động mạch chủ có thể gây chảy máu vào thực quản gây chết đột ngột.
Triệu chứng khác có thể gặp song hành với sự phát triển của khối u như cảm giác vướng, tức nặng, đau âm ỉ đè nén sau xương ức... Về sau, tùy theo ảnh hưởng của khối u tới các cơ quan lân cận có thể gặp thêm các triệu chứng khó thở, khàn giọng, ho khan, khạc đờm; đau thượng vị, buồn nôn, nôn, nấc...
Làm gì để chẩn đoán?
Chẩn đoán sớm UTTQ là vấn đề hết sức quan trọng, việc chẩn đoán sớm liên quan với việc khám sức khỏe định kỳ sàng lọc ở các đối tượng có nguy cơ cao như người cao tuổi, nghiện thuốc lá, nghiện rượu, người bị béo phì, có bệnh lý thực quản từ trước như viêm trào ngược dạ dày thực quản, tình trạng dị sản, loạn sản niêm mạc thực quản. Khi có bất kể dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân cần đến thầy thuốc chuyên khoa để được khám và chẩn đoán sớm. Chẩn đoán UTTQ dựa vào triệu chứng của bệnh kết hợp với chụp Xquang thực quản và các xét nghiệm khác. Nội soi kết hợp với sinh thiết, siêu âm là một biện pháp tốt để chẩn đoán sớm và chính xác UTTQ.
Xquang: Chụp nhuộm baryt thực quản cần chụp ở tư thế nằm, baryt có độ nhầy cao có thể thấy hình ảnh cứng một đoạn thực quản hoặc hình ảnh hẹp lòng thực quản, có thể thấy hình ảnh khối u choán chỗ vào lòng thực quản không đối xứng, có bờ gồ ghề không đều.
Chụp cắt lớp tỉ trọng: Giúp chẩn đoán sớm và chính xác hơn chụp nhuộm baryt nhất là thể ăn lan vào vách thực quản. Ngoài ra còn giúp phát hiện di căn vào trung thất.
Nội soi: Nội soi thực quản kèm sinh thiết là một xét nghiệm bắt buộc trong trường hợp hình ảnh nội soi hay chụp nhuộm baryt không xác định được bệnh. Nó còn giúp đánh giá được mức độ lan rộng của ung thư và bản chất học của u. Ngoài ra còn kết hợp nội soi và chải nhuộm tế bào học cho kết quả dương tính ung thư cao trên 90% trường hợp.
Siêu âm qua nội soi: Giúp chẩn đoán nhạy hơn scanner. Nó giúp tiên đoán độ sâu của khối u xâm nhập vào vách thực quản trên 80% trường hợp. Nó cũng giúp đánh giá sự xâm nhập của ung thư vào hạch bạch huyết thực quản tốt hơn scanner.
Điều trị
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, dựa vào bản chất, giai đoạn phát triển của khối u và tình trạng toàn thân để quyết định phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay có 3 biện pháp chủ yếu được dùng để điều trị UTTQ là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Trong đó, phẫu thuật là biện pháp điều trị chính, có thể phẫu thuật kết hợp với điều trị bằng hóa chất hoặc tia xạ. Ngoài ra, cần điều trị nâng đỡ cơ thể bằng các biện pháp nuôi dưỡng phù hợp, điều trị triệu chứng, làm giảm các phản ứng phụ do điều trị hóa chất và tia xạ.
CDC Quảng Ninh: Điểm đến thực hành và học tập kỹ thuật phòng chống sốt xuất huyết
Trong khuôn khổ lớp tập huấn “Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue” do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức tại TP. Hạ Long (từ ngày 19–20/6/2025), đoàn đại biểu gồm gần 100 cán bộ y tế đến từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 28 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc đã có chuyến thăm và thực hành chuyên môn tại CDC Quảng Ninh.
CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng trên địa bàn tỉnh, từ ngày 19/5 đến 01/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh triển khai kế hoạch điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến.
Tăng cường điều tra thu thập chuột, giám sát bọ chét
Từ ngày 20/5 đến ngày 25/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức điều tra thu thập chuột, giám sát bọ chét, động vật y học tại cộng đồng.
Tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ y tế tuyến cơ sở
Ngày 20/5/2025, tại Thành phố Uông Bí, Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ y tế tuyến xã, phường trên địa bàn thành phố.
Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
Nước ta vốn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều cây xanh nên rất phù hợp cho sự phát triển của muỗi. Đây là loài vật gây lây truyền bệnh sốt rét, một căn bệnh từng là nỗi sợ hãi cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Ngày nay, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học dự phòng và điều trị, số người mắc bệnh và tử vong do sốt rét đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, sốt rét vẫn là một bệnh nguy hiểm, dễ mắc nếu di chuyển qua vùng dịch. Vì vậy, mỗi người đều không nên chủ quan.
Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
Từ ngày 20/4 – 26/4/2025, tại TP. Hạ Long, Ban quản lý Dự án “Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Artemisinin” giai đoạn 2024 – 2026 (RAI4E) – Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương đã phối hợp với Trung tâm Kiếm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn chẩn đoán sốt rét bằng kính hiển vi và test chẩn đoán nhanh sốt rét cho các cán bộ phụ trách xét nghiệm sốt rét của 13 huyện/thị xã/thành phố tỉnh Quảng Ninh.
CDC Quảng Ninh: cung cấp dịch vụ phun diệt côn trùng an toàn, hiệu quả
Côn trùng là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái, tuy nhiên có không ít loại côn trùng có thể gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh những loại côn trùng chỉ làm tổn thương như: Dị ứng, mẩn ngứa, đau,…còn có một số loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm hiện đang là hiểm họa cho loài người, đặc biệt ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, những nước đang phát triển. Việc phun diệt côn trùng cũng đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6
- CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025