Cơ hội cho người dân cải thiện điều kiện sống
(Ảnh minh họa). |
Lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn của Việt nam là môi trường lý tưởng nhận sự hỗ trợ này thông qua việc áp dụng phương pháp tiếp cận PforR trong điều kiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia đang được triển khai rộng khắp, vai trò quan trọng của WB trong lĩnh vực này, và sự quan tâm của Chính phủ hướng tới tập trung vào kết quả thực hiện và tính bền vững.
Chương trình là cơ hội tăng cường tiếp cận bền vững các dịch vụ cấp nước sạch và vệ sinh môi trường và nâng cao năng lực lập kế hoạch, giám sát và đánh giá của ngành liên quan tại các tỉnh thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia về cấp nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn (NTP). Chương trình sẽ hỗ trợ giai đoạn 3 của NTP tại tám tỉnh đồng bằng Sông Hồng trong đó có Quảng Ninh.
Chương trình bao gồm các hoạt động sau phù hợp với NTP: Tăng cường cơ hội tiếp cận các dịch vụ cấp nước (hợp phần 1); Tăng cường cơ hội tiếp cận các dịch vụ vệ sinh môi trường (hợp phần 2); Hỗ trợ trong quá trình triển khai bao gồm nâng cao năng lực, tuyên truyền, theo dõi, giám sát, và đánh giá (hợp phần 3). Tại Quảng Ninh, hợp phần 1 do TT NSH & VSMT NT làm chủ đầu mối và triển khai thực hiện, còn hợp phần 1 và 2 được giao cho TTYTDP tỉnh đảm nhiệm do đồng chí Phó Giám đốc Sở Y tế - Nguyễn Mạnh Tuấn làm trưởng Ban điều hành.
Ngay từ năm 2012, UBND tỉnh Quảng Ninh đã thành lập Ban Điều hành (BĐH) Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng BĐH. Để tăng cường nguồn lực tài chính cho các địa phương, chương trình PforR tại Quảng Ninh đã được lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Từ tháng 6/2013, chương trình nước sạch và VSMT nông thôn chính thức được khởi động từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (chương trình PforR).
Theo đó đối với hợp phần cấp nước, năm 2013, Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMT nông thôn đã triển khai làm các công tác chuẩn bị đầu tư và thi công cho 10 công trình cấp nước tập trung thuộc chương trình này. Còn đối với hợp phần vệ sinh môi trường, 100% các Trạm Y tế đều có công trình nước và nhà tiêu hợp vệ sinh; trên 2.000 nhà tiêu hộ gia đình được cải tạo, xây mới. Dự kiến đến hết năm 2014, số người được hưởng lợi từ “Vệ sinh toàn xã” là 34.471 người.
Nhìn vào những con số kết quả trên, có thể thấy đây là cơ hội cho người dân nông thôn cải thiệu điều kiện sống, nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường cho cả tỉnh, góp phần trong công tác phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, sau hơn một năm triển khai, việc thực hiện các chỉ số giản ngân trong chương trình tại tỉnh ta đang gặp nhiều khó khăn:
Là Chương trình áp dụng phương thức cho vay mới “dựa trên kết quả đầu ra”, cơ chế thực hiện Chương trình có nhiều nội dung mới, trong khi các văn bản hướng dẫn dẫn thực hiện của các bộ, ngành chưa chi tiết, không thống nhất, nên quá trình triển khai ở địa phương gặp nhiều khó khăn lúng túng.
Nguồn kinh phí về chậm, cơ chế nghiêm ngặt “dựa trên kết quả đầu ra” đại đa số các hộ dân đăng ký nhận hỗ trợ xây dựng nhà tiêu đều chờ nhận được kinh phí rồi mới xây nên tiến độ thực hiện bị gián đoạn.
Theo qui định của chương trình, một số xã có rất ít đối tượng nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách có nhu cầu đăng ký nhận hỗ trợ của chương trình để xây mẫu nhà tiêu (Quảng La, Tân Dân, Thượng Yên công…). Trong khi đó trong xã còn rất nhiều các hộ là dân tộc thiểu số, hộ khó khăn thực sự… có nhu cầu xây nhà tiêu nhưng không nằm trong đối tượng trên nên không được đăng ký hỗ trợ xây dựng.
Có nhiều hộ trong đối tượng được hỗ trợ nhưng không đăng ký vì điều kiện kinh tế gia đình nghèo, khó khăn nên không có phần kinh phí bỏ thêm để xây dựng hoàn thiện nhà tiêu.
Các xã có đặc thù của vùng canh tác nông nghiệp, chăn nuôi nên còn duy trì nhiều tập quán lạc hậu. Loại hình nhà tiêu đang sử dụng rất mất vệ sinh (hố tiêu cầu, hố tiêu thùng) nhưng phù hợp cho tăng gia sản xuất nên các hộ không muốn cải tạo. Có nhiều hộ xây mới nhưng vẫn xây loại không đảm bảo vệ sinh (Quảng La, Tân Dân, Hiệp Hòa, Quảng Chính, Thượng Yên Công …).
Quảng Ninh là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, dân số xấp xỉ 1,15 triệu người trong đó có 21 dân tộc thiểu số. Khu vực nông thôn dân số chiếm 47% dân số toàn tỉnh, mật độ dân cư thấp, phân tán, trình độ không đồng đều. Nhận thức của người dân nông thôn về nước sạch và VSMT còn nhiều hạn chế, còn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu, ý thức vệ sinh môi trường thấp kém. Bên cạnh sự giúp đỡ từ phía Trung ương, giả pháp mag tính quyết định đến thành công của chương trình là sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của chính quyền cấp huyện và cấp xã để thay đổi hành vi, nhận thức của bà con nhân dân. Mặt khác chính quyền địa phương cần phải chủ động trong việc huy động tổng hợp các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, đóng góp của người dân...
Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
Sáng ngày 30/6/2025, tại hội trường tầng 8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị do Đảng ủy bộ phận Trung tâm chủ trì với sự tham dự của Ban Giám đốc, BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn và 99/102 đảng viên thuộc các chi bộ trực thuộc.
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
Chiều ngày 2/6/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Hoàng Văn Thượng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, viên chức và người lao động
Ngày 2/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động tại đơn vị. Đây là hoạt động nhằm trang bị kiến thức về AI và kỹ năng khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ này trong công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Tăng cường giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh
Để chủ động phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào cao điểm mùa dịch trong năm, từ ngày 20/5 đến ngày 30/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức giám sát, điều tra véc tơ và tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Ngày 20/5, đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo, cán bộ các phòng chức năng của Sở Y tế; Lãnh đạo một số khoa, phòng của các đơn vị được trưng dụng tham gia đoàn kiểm tra.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Quảng Ninh sau bão số 3: Cảnh giác dịch bệnh, giữ vệ sinh môi trường để bảo vệ sức khỏe
- Cảnh báo viêm não Nhật Bản mùa hè: Đừng chủ quan với những cơn sốt cao ở trẻ
- CDC Quảng Ninh tập trung, chủ động, sẵn sàng ứng phó với bão số 3
- CDC Quảng Ninh điều tra dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại 02 xã vùng sâu, vùng xa
- Cảnh giác với bệnh dại: Không chủ quan dù chỉ một vết cắn, cào nhỏ!
- Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp