CDC Quảng Ninh điều tra dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại 02 xã vùng sâu, vùng xa
Thực hiện đồng thời các kế hoạch liên ngành từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, hoạt động điều tra do Khoa Ký sinh trùng – Côn trùng (CDC Quảng Ninh) chủ trì, với sự phối hợp chặt chẽ của UBND xã Ba Chẽ và UBND xã Kỳ Thượng. Đối tượng tham gia điều tra là hơn 400 người dân trong độ tuổi từ 16–65 tuổi, được lựa chọn ngẫu nhiên nhằm đảm bảo tính đại diện cho từng vùng địa lý, điều kiện sinh hoạt và môi trường.
Cụ thể, mỗi xã có 200 người dân được thu thập mẫu phân để xét nghiệm tìm trứng giun, sán bằng phương pháp Kato–Katz và mẫu máu tĩnh mạch để làm xét nghiệm huyết thanh học, xác định kháng thể của các loại ký sinh trùng phổ biến như: Sán lá gan nhỏ, Sán lá gan lớn, Sán phổi, Sán dây lợn, Sán dây chó, Giun lươn, Giun đũa chó mèo, Giun xoắn… Đồng thời, 300 người dân được phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi KAP (kiến thức – thái độ – thực hành) nhằm đánh giá nhận thức và hành vi trong phòng chống bệnh ký sinh trùng.
Xét nghiệm tìm trứng giun, sán
Người dân được phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi KAP (kiến thức – thái độ – thực hành) nhằm đánh giá nhận thức và hành vi trong phòng chống bệnh ký sinh trùng
Song song với các hoạt động lấy mẫu xét nghiệm, đội ngũ cán bộ y tế của CDC Quảng Ninh đã tổ chức nhiều buổi truyền thông trực tiếp, lồng ghép nội dung tuyên truyền về các biện pháp phòng chống nhiễm ký sinh trùng qua ăn uống, sinh hoạt, tiếp xúc môi trường…, đồng thời hướng dẫn người dân cách bảo vệ bản thân và gia đình trước các bệnh truyền qua đường tiêu hóa và da – niêm mạc.
Cán bộ y tế của CDC Quảng Ninh truyền thông trực tiếp cho người dân
Đáng chú ý, 100% trường hợp được phát hiện mắc bệnh ký sinh trùng trong đợt điều tra đều được cấp phát thuốc điều trị, tư vấn y tế và hướng dẫn theo dõi tại nhà theo đúng quy trình chuyên môn.
Hoạt động điều tra tại xã Ba Chẽ và Kỳ Thượng diễn ra trong điều kiện địa hình đồi núi hiểm trở, dân cư sống rải rác, trình độ dân trí không đồng đều, đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số, ngôn ngữ và thói quen sinh hoạt còn mang nhiều yếu tố phong tục tập quán. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của cán bộ y tế xã và sự tin tưởng, hợp tác của người dân, toàn bộ các nội dung khảo sát đã được hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng chuyên môn và tuyệt đối an toàn trong lấy mẫu sinh phẩm.
Phân vùng dịch tễ là bước đi có tính nền tảng và chiến lược trong công tác kiểm soát bệnh ký sinh trùng tại Quảng Ninh, địa phương có điều kiện địa lý đa dạng, với nhiều vùng đồng bào dân tộc sinh sống ở khu vực có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm. Thông qua hoạt động điều tra này, ngành Y tế không chỉ phát hiện sớm các ca bệnh tiềm ẩn trong cộng đồng mà còn xây dựng được bản đồ dịch tễ ký sinh trùng, làm cơ sở dữ liệu cho việc triển khai các chương trình can thiệp dài hạn, phù hợp từng vùng, từng nhóm dân cư.
Đồng thời, việc lồng ghép điều tra với giáo dục truyền thông, điều trị kịp thời tại chỗ cũng thể hiện quan điểm nhất quán trong công tác y tế dự phòng: lấy người dân làm trung tâm, lấy phòng bệnh làm ưu tiên hàng đầu.
Với quyết tâm và sự phối hợp hiệu quả giữa tuyến tỉnh và cơ sở, đợt điều tra dịch tễ học ký sinh trùng tại xã Ba Chẽ và xã Kỳ Thượng không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe cho hàng trăm người dân vùng cao, mà còn củng cố mô hình y tế dự phòng chủ động, bền vững, hướng đến công bằng và bao trùm trong chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giám sát, hỗ trợ kỹ thuật công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Quảng Ninh
Từ ngày 16 đến 18/7/2025, Đoàn công tác của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương do Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Hồng Thắng, Trưởng khoa HIV/AIDS làm trưởng đoàn đã thực hiện giám sát, hỗ trợ kỹ thuật tại tỉnh Quảng Ninh nhằm đánh giá tình hình dịch HIV/AIDS và hiệu quả triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn.
V/v Thẩm định giá: Xe ô tô cứu thương hỏng, hết khấu hao, không còn khả năng sử dụng, không sửa chữa được của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Quảng Ninh
Để có cơ sở xác định giá nhằm tổ chức bán thanh lý theo đúng quy định của nhà nước, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh kính đề nghị các công ty có đủ năng lực thực hiện việc thẩm định giá: Nhu cầu thanh lý xe ô tô cứu thương hỏng, không còn khả năng sử dụng, không sửa chữa được của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh năm 2025
Nhu cầu hiệu chuẩn thiết bị
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu hiệu chuẩn thiết bị danh mục, số lượng như sau
Nhu cầu in sticker phục vụ hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu in sticker phục vụ hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá, danh mục, số lượng như sau
Nhu cầu in biển mica tam giác phục vụ hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu in biển mica tam giác phục vụ hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá, danh mục, số lượng như sau:
Tăng cường giám sát véc tơ, chủ động phòng chống dịch bệnh do muỗi truyền
Thời tiết mùa hè nắng nóng, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản và phát triển, đặc biệt là muỗi vằn tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết và một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Tại Quảng Ninh, công tác giám sát và phòng chống dịch bệnh do muỗi truyền đang được các ngành chức năng triển khai quyết liệt, đồng bộ nhằm chủ động kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng.
Yêu cầu báo giá dịch vụ bảo dưỡng thiết bị của khoa Hóa sinh năm 2025.
Khoa Hóa sinh thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá đề xuất dịch vụ bảo dưỡng thiết bị của khoa Hóa sinh năm 2025 với nội dung cụ thể như sau
V/v Yêu cầu báo giá vật tư, hóa chất,… phục vụ cho NVKH&CN
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đang có nhu cầu với nội dung cụ thể như sau
BỆNH MÀY ĐAY DO KÝ SINH TRÙNG: ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI NHỮNG VẾT NGỨA NGÁY TRÊN DA
Thông thường, khi có các vết mề đay, mẩn đỏ dưới da thường mọi người sẽ nghĩ đến dị ứng hoặc do chức năng thải độc của gan bị suy giảm. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ nghe đến bệnh mề đay do Ký sinh trùng chưa? Bệnh mày đay do ấu trùng giun đũa chó mèo có biểu hiện khác gì với mề đay và chữa như thế nào? Bệnh mày đay (hay còn gọi là nổi mề đay) có thể là một trong những biểu hiện của nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là do các loại giun sán gây ra. Khi cơ thể nhiễm ký sinh trùng, hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng histamine và các chất trung gian hóa học khác, dẫn đến các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn đỏ, sẩn phù trên da, có thể là mày đay.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh điều tra dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại 02 xã vùng sâu, vùng xa
- Cảnh giác với bệnh dại: Không chủ quan dù chỉ một vết cắn, cào nhỏ!
- Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới