Cách nào để trẻ an toàn trong vùng dịch?.
Gần đây, nhiều phụ huynh rầu rĩ than thở trên trang blog, facebook cá nhân, thể hiện sự lo lắng về dịch bệnh đang bùng phát, đặc biệt là bệnh tay chân miệng (TCM). Làm thế nào để con trẻ luôn được an toàn trong vùng dịch chính là đề tài được nhiều bậc phụ huynh quan tâm.
Không đủ giường bệnh nên người nhà và bệnh nhi phải nằm tạm ngoài hành lang bệnh viện.
Kinh nghiệm từ bệnh tay chân miệng
Chị Thái Thị Nhật (quận Phú Nhuận, TPHCM) như được ‘trút bỏ gánh nặng’, chị sống vui hơn khi nhìn con khỏe lại từng ngày. Bây giờ, tiền thu nhập từ đồng lương ít ỏi của giáo viên, chị đều để dành mua những thực phẩm tốt nhất, ngon nhất cho con, đặc biệt chị quan tâm kỹ hơn tới sức đề kháng của con. Bởi vì hơn ai hết, chị đã trải nghiệm cảnh con chị đau đớn do bệnh TCM như thế nào.
Nhớ lại những ngày tháng vất vả đó, chị nghẹn ngào: “Khi phát hiện con bị TCM, tôi bối rối lắm, không hiểu do đâu bé vướng phải bệnh vì tôi chăm bé rất sạch sẽ, ăn uống no đủ mà. Tôi cũng nghĩ quẩn khi nghe tin nhiều trẻ tử vong vì bệnh này và chưa có thuốc đặc trị. Tôi lại không chủ động được gì, nhìn thấy các vết bỏng nước làm con đau, thậm chí ngồi hay ngủ cũng đau… tôi cảm thấy bất lực quá!”
Miệng nổi bóng nước nên cho bé ăn là một việc không hề đơn giản. Chị vẫn nhớ như in cảnh vất vả cho con uống từng ngụm sữa, đút từng miếng cháo, thấm biết bao nước mắt. Tay và chân bé có nhiều bóng nước nên bé cử động rất khó khăn, quấy khóc liên tục, có khi khóc đến khản cổ… Những khi ấy chị không cầm lòng được, quay mặt đi khóc thầm thương con quá! Mỗi lần thấy băng ca đẩy ngang phòng là chị sợ hãi. Chị sợ bệnh tình của con trở nặng và phải vào phòng chăm sóc đặc biệt. Chị lại càng bối rối bởi theo bác sĩ hiện vẫn chưa có vac-xin ngừa bệnh TCM.
Bóng nước nổi đầy trên tay, chân bé nên mỗi lần vận động lại làm bé đau đớn.
Chính vì thế, từ sau lần đó, chị quan tâm hơn trong việc tìm hiểu thông tin về bệnh TCM cũng như dịch bệnh nói chung, cũng như nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ nhi. Bây giờ, ngoài việc cho con ăn uống đủ dinh dưỡng, chăm con sạch sẽ, chị còn chủ động phòng bệnh cho con bằng cách bổ sung vitamin C hàng ngày để tăng đề kháng và hệ miễn dịch cho con.
Không được chủ quan!
Bệnh TCM thường xảy ra với trẻ dưới 10 tuổi, nhưng cũng không chừa một ai, cả người lớn vẫn sẽ bị mắc phải, bệnh một lần rồi vẫn có thể mắc lại. Do đó, nhiều bà mẹ thắc mắc: “Làm sao con tôi có thể an toàn trong vùng dịch, trong mùa dịch?” khi vẫn còn tới 43,000 ca mắc bệnh, cho đến đầu năm 2012, dù Cục Y tế dự phòng đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Một số mẹ khá chủ quan vì nghĩ rằng mình chăm con khá kỹ và cung cấp đủ Vitamin C qua thức ăn mỗi ngày cho bé. Tuy nhiên, ít mẹ biết đến 70% vitamin C trong thực phẩm hàng ngày có thể bị thất thoát trong quá trình chế biến và bảo quản, trong khi virút và các vi khuẩn gây hại luôn rình rập bé bất cứ mọi nơi. Ngoài ra, cơ thể chúng ta không thể tự tống hợp Vitamin C, nó lại bị hao hụt theo hoạt động sống mỗi ngày, nếu không được bổ sung mỗi ngày thì rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu Vitamin C, nhất là ở trẻ em. Theo nội dung khuyến cáo mới nhất từ Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe trung ương - Bộ Y tế cho biết, trẻ cần được bổ sung Vitamin C mỗi ngày để tăng cường đề kháng và chủ động phòng bệnh TCM.
Tăng cường đề kháng bằng cách dinh dưỡng đầy đủ và bổ sung vitamin C hằng ngày để giúp bé an toàn trong vùng dịch và phát triển toàn diện.
Con cái là tất cả tình yêu thương của bố mẹ, nên bố mẹ nào cũng muốn cung cấp cho con mọi điều kiện tốt nhất để có thể phát triển toàn diện. Một trong những điều kiện tối ưu đó là có một cơ thể khỏe mạnh, một sức đề kháng tốt để bé có thể học tập, vui chơi và khám phá cuộc sống. Hãy bổ sung 70 – 100mg Vitamin C mỗi ngày để tăng đề kháng, giúp bảo vệ bé an toàn trước dịch bệnh nhé!
CDC Quảng Ninh: Điểm đến thực hành và học tập kỹ thuật phòng chống sốt xuất huyết
Trong khuôn khổ lớp tập huấn “Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue” do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức tại TP. Hạ Long (từ ngày 19–20/6/2025), đoàn đại biểu gồm gần 100 cán bộ y tế đến từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 28 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc đã có chuyến thăm và thực hành chuyên môn tại CDC Quảng Ninh.
CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng trên địa bàn tỉnh, từ ngày 19/5 đến 01/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh triển khai kế hoạch điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến.
Tăng cường điều tra thu thập chuột, giám sát bọ chét
Từ ngày 20/5 đến ngày 25/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức điều tra thu thập chuột, giám sát bọ chét, động vật y học tại cộng đồng.
Tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ y tế tuyến cơ sở
Ngày 20/5/2025, tại Thành phố Uông Bí, Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ y tế tuyến xã, phường trên địa bàn thành phố.
Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
Nước ta vốn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều cây xanh nên rất phù hợp cho sự phát triển của muỗi. Đây là loài vật gây lây truyền bệnh sốt rét, một căn bệnh từng là nỗi sợ hãi cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Ngày nay, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học dự phòng và điều trị, số người mắc bệnh và tử vong do sốt rét đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, sốt rét vẫn là một bệnh nguy hiểm, dễ mắc nếu di chuyển qua vùng dịch. Vì vậy, mỗi người đều không nên chủ quan.
Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
Từ ngày 20/4 – 26/4/2025, tại TP. Hạ Long, Ban quản lý Dự án “Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Artemisinin” giai đoạn 2024 – 2026 (RAI4E) – Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương đã phối hợp với Trung tâm Kiếm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn chẩn đoán sốt rét bằng kính hiển vi và test chẩn đoán nhanh sốt rét cho các cán bộ phụ trách xét nghiệm sốt rét của 13 huyện/thị xã/thành phố tỉnh Quảng Ninh.
CDC Quảng Ninh: cung cấp dịch vụ phun diệt côn trùng an toàn, hiệu quả
Côn trùng là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái, tuy nhiên có không ít loại côn trùng có thể gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh những loại côn trùng chỉ làm tổn thương như: Dị ứng, mẩn ngứa, đau,…còn có một số loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm hiện đang là hiểm họa cho loài người, đặc biệt ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, những nước đang phát triển. Việc phun diệt côn trùng cũng đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6
- CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025