Bước đột phá trong quy định chức năng, nhiệm vụ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố
![]() |
Quá trình chuẩn bị dự thảo thông tư đã được Ban cán sự đảng Bộ Y tế, Lãnh đạo Bộ Y tế quan tâm chỉ đạo sát sao. Sự tham gia tích cực của Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế và các Vụ, Cục liên quan của Bộ Y tế. Đặc biệt là sự tham gia đóng góp ý kiến, phân tích, phản biện với trách nhiệm chính trị rất cao của các đồng chí lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng 63 tỉnh, thành phố. Là những đóng góp lớn lao của Hội Y học dự phòng Việt Nam, các Viện VSDT/Pasteur... đối với sự tồn tại, phát triển của hệ thống y tế dự phòng Việt Nam. Thông tư có 6 Điều: Điều 1 quy định Vị trí , chức năng; Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn; Điều 3. Cơ cấu tổ chức; Điều 4. Vị trí và số lượng người làm việc; Điều 5. Hiệu lực thi hành; Điều 6. Trách nhiệm thi hành và 01 phụ lục kèm theo “Hướng dẫn một số nội dung chi tiết nhiệm vụ các Khoa, Phòng thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Nội dung của Thông tư đã thể hiện cách tiếp cận mới đa chiều của Y tế dự phòng trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân chứ không phải chỉ là cách tiếp cận một chiều như trước đây (mỗi nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh).Về vị trí, chức năng, ngoài chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh còn có chức năng tổ chức thực hiện các dịch vụ công về y tế theo quy định của pháp luật. Về nhiệm vụ và quyền hạn: Thông tư đã nêu đầy đủ các nhiệm vụ của Y tế dự phòng tích hợp trong một đơn vị để tạo tiền đề cho việc hình thành, xây dựng mô hình Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) trong thời gian tới mà đã được định hình trong các chủ trương của lãnh đạo Bộ Y tế nhằm cụ thể hóa Quyết định số 122/QĐ-TTg, ngày 10/ 01/ 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030”: Củng cố, phát triển mạng lưới y tế dự phòng theo hướng tập trung, thu gọn đầu mối đơn vị nhằm tăng cường hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động, bảo đảm đủ khả năng dự báo, kiểm soát các bệnh lây nhiễm, bệnh không lây nhiễm và các bệnh liên quan đến môi trường, lối sống. Điểm nổi bật tại Điều 3 về cơ cấu tổ chức là việc thành lập mới các khoa/phòng: Khoa Kiểm soát bệnh không lây nhiễm và dinh dưỡng, Phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng và hình thức Phòng khám đa khoa được thực hiện khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật liên quan và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Việc thành lập Khoa Kiểm soát bệnh không lây nhiễm nhằm đối phó với thực trạng hiện nay các bệnh không lây nhiễm đã trở thành thách thức lớn nhất với sức khỏe toàn cầu. Bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân tử vong và tàn tật hàng đầu, trong tổng số 57 triệu trường hợp tử vong năm 2008 trên toàn cầu, có 36 triệu tử vong (63%) là do các BKLN, chủ yếu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tổ chức Y tế thế giới ước tính tử vong do các BKLN toàn cầu đến năm 2020 sẽ tăng thêm 15% so với năm 2010 (tới 44 triệu người) và đến năm 2030 sẽ tiếp tục gia tăng tới 52 triệu người. Trong vòng 20 năm tới, hàng năm số tử vong do các bệnh nhiễm trùng dự đoán sẽ giảm được khoảng 7 triệu người, tử vong do bệnh tim mạch hàng năm dự đoán sẽ tăng tới 6 triệu người và do ung thư là 4 triệu người. Ở những nước thu nhập thấp và trung bình thấp, gánh nặng tử vong do BKLN sẽ tăng gấp 5 lần so với số tử vong do các bệnh nhiễm trùng, thai sản, tử vong sơ sinh và các bệnh dinh dưỡng cộng lại vào năm 2030. Trước những thách thức toàn cầu đó, Hội nghị cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 9/2011 ra Tuyên bố chính trị của Đại hội đồng về phòng, chống bệnh không lây nhiễm. Tại Việt Nam cũng đang có sự thay đổi rõ rệt về mô hình bệnh với sự gia tăng nhanh của các BKLN. Gánh nặng BKLN đã vượt quá gánh nặng do các bệnh truyền nhiễm. Theo số liệu Niên giám thống kê năm 2010, xu hướng tỷ trọng các BKLN gia tăng liên tục ở mức cao. Nếu tỷ trọng này năm 1986 chỉ là 39% thì năm 1996 tăng lên 50%, năm 2006 là 62% và chỉ sau 5 năm, đến năm 2010, tỷ trọng này đã tăng thêm 10 điểm phần trăm, lên mức 72%. Ngược lại với xu hướng này là sự giảm đi nhanh chóng của tỷ trọng số lượt khám chữa bệnh đối với người mắc bệnh truyền nhiễm. Đối với mô hình tử vong theo số liệu bệnh viện, cũng có những thay đổi nhanh chóng. Tỷ trọng tử vong trong bệnh viện do BKLN tăng lên đáng kể và tỷ trọng tử vong do bệnh truyền nhiễm giảm dần trong giai đoạn 1986–2006. Nghiên cứu của Trường Đại học Y tế công cộng cho thấy, tổng gánh nặng bệnh tật của Việt Nam là 12,3 triệu, bao gồm: Bệnh không lây nhiễm (71%); chấn thương (16%), các bệnh nhiễm trùng, sơ sinh và các bệnh liên quan đến sinh đẻ (13%). Gánh nặng bệnh tật do các bệnh không lây nhiễm chiếm 66% tổng gánh nặng bệnh tật ở nam và 77% tổng gánh nặng bệnh tật ở nữ. Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép, trong đó các BKLN đang gia tăng nhanh. Vì vậy hệ thống y tế, đặc biệt trong lĩnh vực y tế dự phòng cần có những điều chỉnh thích hợp về chính sách để ứng phó với bệnh dịch truyền nhiễm đồng thời đáp ứng với yêu cầu phòng, chống các bệnh mạn tính. Đối với việc thành lập Phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng, thông tư đã lần đầu tiên đưa các hoạt động y tế dự phòng tiếp cận theo hướng tích cực chủ động như quan điểm dự phòng “tích cực chủ động” mà nhiều Nghị quyết, chỉ thị mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã nêu ra cho ngành y tế nói chung cũng như lĩnh vực Y tế dự phòng nói riêng. Chỉ có chủ động tổ chức khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm, bệnh tật học đường, bệnh liên quan đến dinh dưỡng, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân cho cá nhân và cộng đồng; đồng thời tư vấn, truyền thông nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp lý, tiêm chủng phòng bệnh, kiểm soát các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe mới là các biện pháp căn cơ, nhằm chủ động ngăn ngừa dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra, giảm thiểu gánh nặng bệnh tật các bệnh không lây nhiễm...giảm tại bệnh viện một cách bền vững và sâu xa hơn thực hiện nâng cao sức khỏe của toàn xã hội; Thông tư đã được ban hành và có hiệu lực từ 01/3/2015. Các cán bộ Y tế dự phòng hiểu rằng đó là niềm vui, bước đột phá trong chính sách nhưng cũng là thách thức, trách nhiệm trong việc cụ thể hóa các nội dung của thông tư để đưa thông tư vào cuộc sống. Chúng ta đã có môi trường làm việc, có cơ sở pháp lý để tổ chức bộ máy và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao. Tin tưởng rằng với quyết tâm của các cán bộ nhân viên y tế dự phòng chúng ta sẽ tổ chức thành công việc thực hiện thông tư, góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. |
Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025: Đoàn kết, chủ động, thích ứng trong mô hình chính quyền 2 cấp
Sáng ngày 30/6/2025, tại hội trường tầng 8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị do Đảng ủy bộ phận Trung tâm chủ trì với sự tham dự của Ban Giám đốc, BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn và 99/102 đảng viên thuộc các chi bộ trực thuộc.
Giao lưu bóng đá chào mừng Ngày truyền thống thanh niên xung phong 15/7: CDC Quảng Ninh thi đấu sôi nổi cùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chiều ngày 28/6/2025, tại sân bóng Cao Xanh (TP. Hạ Long), Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) tổ chức trận giao lưu bóng đá với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Các Tổng Biên tập tạp chí Khoa học thăm quan và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
Chiều ngày 2/6/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Hoàng Văn Thượng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ, viên chức và người lao động
Ngày 2/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức lớp tập huấn về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động tại đơn vị. Đây là hoạt động nhằm trang bị kiến thức về AI và kỹ năng khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ này trong công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Tăng cường giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh
Để chủ động phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Quảng Ninh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào cao điểm mùa dịch trong năm, từ ngày 20/5 đến ngày 30/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức giám sát, điều tra véc tơ và tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Ngày 20/5, đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo, cán bộ các phòng chức năng của Sở Y tế; Lãnh đạo một số khoa, phòng của các đơn vị được trưng dụng tham gia đoàn kiểm tra.
Tập huấn điều tra, giám sát, phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản năm 2025
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh do côn trùng nói chung, dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng; đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, từ ngày 05-07/5/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn “Điều tra, giám sát và phòng, chống véc tơ véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Viêm não Nhật Bản” cho hơn 40 học viên là chuyên trách tại 13/13 Trung tâm Y tế và 7 xã/phường điểm sốt xuất huyết trên toàn tỉnh.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh tổ chức trao quà tri ân nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày thương binh - Liệt sĩ
- CDC Quảng Ninh – điểm đến thực tập mới cho sinh viên Đại học Y Dược Hải Phòng
- Quảng Ninh sau bão số 3: Cảnh giác dịch bệnh, giữ vệ sinh môi trường để bảo vệ sức khỏe
- Cảnh báo viêm não Nhật Bản mùa hè: Đừng chủ quan với những cơn sốt cao ở trẻ
- CDC Quảng Ninh tập trung, chủ động, sẵn sàng ứng phó với bão số 3
- CDC Quảng Ninh điều tra dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại 02 xã vùng sâu, vùng xa