Bệnh viêm não mô cầu: Quan trọng là phát hiện sớm!

Về chẩn đoán, hướng dẫn điều trị mà Bộ Y tế ban hành mới đây nêu rõ: nếu một bệnh nhân mà có các yếu tố dịch tễ như có tiếp xúc với bệnh nhân hoặc sống trong tập thể có người đã được xác định viêm não mô cầu, lại có các biểu hiện lâm sàng như sốt cao đột ngột, có thể có rét run, ho, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu, rồi thêm các triệu chứng màng não - não như đau đầu dữ đội, buồn nôn, rối loạn ý thức, li bì, vật vã, kích thích… thì cần nghĩ đến nguy cơ viêm não mô cầu.
Theo một bác sĩ có kinh nghiệm điều trị bệnh viêm não mô cầu tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ, việc chẩn đoán xác định sớm, điều trị kháng sinh sớm rất quan trọng. Bởi với những trường hợp viêm não mô cầu thể tối cấp sẽ khiến bệnh nhân nhanh chóng bị nhiễm trùng nhiễm độc nặng, rơi vào tình trạng sốc, suy đa thể tạng và có thể tử vong nhanh trong vòng 24h.
Về nguyên tắc điều trị, Bộ Y tế nêu rõ là cần sử dụng kháng sinh sớm (chọn và liều lượng các loại thuốc kháng sinh cụ thể như PenicillinG, Ampicillin, hoặc Cefotaxin, Ciprofloxacin…), hồi sức tích cực và cách ly người bệnh.
Bác sĩ trên cho rằng hướng dẫn cụ thể về loại thuốc và liều lượng cho cả bệnh nhi và người lớn sẽ rất hữu ích cho bác sĩ tuyến dưới điều trị đúng phác đồ, giảm nguy cơ tử vong. Bởi trước khi có hướng dẫn, phác đồ điều trị chuẩn mà Bộ Y tế ban hành, các ca bệnh gặp rải rác vẫn được bác sĩ phát hiện dựa trên những dấu hiệu được mô tả trên lý thuyết và bệnh học và điều trị theo kinh nghiệm thực tế. Còn khi đã có dấu hiệu ban xuất huyết điển hình và các dấu hiệu viêm não… thì đã chậm.
Tuy nhiên, bác sĩ này một lần nữa khẳng định, với các ca não mô cầu bình thường, thì điều trị kháng sinh rất hiệu quả. Nhưng với thể tối cấp, việc phát hiện, điều trị vô cùng khó khăn vì bệnh diễn tiến cực nhanh, khởi bệnh sốt cao đột ngột và có thể dẫn đến sốc, tử vong chỉ ngay trong ngày đầu biểu hiện bệnh.
Về phòng bệnh, Bộ Y tế cũng hướng dẫn người dân phòng bệnh trong cộng đồng bằng cách thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoái nơi ở, nơi làm việc. Khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ cần đến viện sớm. Còn tại bệnh viện, cần cách ly bệnh nhân, đeo khẩu trang khi tiếp xúc người bệnh… và với những người tiếp xúc trực tiếp cần dùng thuốc dự phòng. Các loại thuốc dự phòng, liều lượng cũng được hướng dẫn chi tiết để tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến cơ sở trong việc phát hiện, điều trị dự phòng cho những người tiếp xúc bệnh nhân.
Tuy nhiên, với căn bệnh này, để phòng đặc hiệu nhất là tiêm phòng vắc-xin. Người dân nên đi tiêm vắc-xin phòng bệnh não mô cầu nhóm A,B và C. Vắc xin này có thể tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, tiêm 1 liều duy nhất, nhắc lại 3 năm một lần.
CDC Quảng Ninh: Điểm đến thực hành và học tập kỹ thuật phòng chống sốt xuất huyết
Trong khuôn khổ lớp tập huấn “Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue” do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức tại TP. Hạ Long (từ ngày 19–20/6/2025), đoàn đại biểu gồm gần 100 cán bộ y tế đến từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 28 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc đã có chuyến thăm và thực hành chuyên môn tại CDC Quảng Ninh.
CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng trên địa bàn tỉnh, từ ngày 19/5 đến 01/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh triển khai kế hoạch điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng tại thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến.
Tăng cường điều tra thu thập chuột, giám sát bọ chét
Từ ngày 20/5 đến ngày 25/5/2025, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức điều tra thu thập chuột, giám sát bọ chét, động vật y học tại cộng đồng.
Tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ y tế tuyến cơ sở
Ngày 20/5/2025, tại Thành phố Uông Bí, Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ y tế tuyến xã, phường trên địa bàn thành phố.
Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
Nước ta vốn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều cây xanh nên rất phù hợp cho sự phát triển của muỗi. Đây là loài vật gây lây truyền bệnh sốt rét, một căn bệnh từng là nỗi sợ hãi cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Ngày nay, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học dự phòng và điều trị, số người mắc bệnh và tử vong do sốt rét đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, sốt rét vẫn là một bệnh nguy hiểm, dễ mắc nếu di chuyển qua vùng dịch. Vì vậy, mỗi người đều không nên chủ quan.
Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
Từ ngày 20/4 – 26/4/2025, tại TP. Hạ Long, Ban quản lý Dự án “Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Artemisinin” giai đoạn 2024 – 2026 (RAI4E) – Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương đã phối hợp với Trung tâm Kiếm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn chẩn đoán sốt rét bằng kính hiển vi và test chẩn đoán nhanh sốt rét cho các cán bộ phụ trách xét nghiệm sốt rét của 13 huyện/thị xã/thành phố tỉnh Quảng Ninh.
CDC Quảng Ninh: cung cấp dịch vụ phun diệt côn trùng an toàn, hiệu quả
Côn trùng là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái, tuy nhiên có không ít loại côn trùng có thể gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh những loại côn trùng chỉ làm tổn thương như: Dị ứng, mẩn ngứa, đau,…còn có một số loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm hiện đang là hiểm họa cho loài người, đặc biệt ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, những nước đang phát triển. Việc phun diệt côn trùng cũng đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Loãng xương - "Sát thủ thầm lặng" của xương khớp
- Chung tay phòng chống dịch bệnh do côn trùng
- Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới
- Đoàn thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức hoạt động chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6
- CDC Quảng Ninh triển khai điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng năm 2025
- Ký sinh trùng – Những điều cần biết