Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Điều tra, nghiên cứu muỗi Cát tại Quảng Ninh(Vector truyền bệnh Leishmania)

Cập nhật: 3/7/2016 | 2:28:24 PM

Trong tháng 6 năm 2016. KHoa Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng đã phối hợp cùng đoàn cán bộ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD) triển khai điều tra thực địa muỗi cát ( Sandfly) và vector truyền bệnh Leishmania tại Quảng Ninh

Đoàn nghiên cứu do GS. Vũ Sinh Nam, nguyên Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng làm trưởng đoàn cùng các chuyêm gia về lĩnh vực côn trùng như : PGS.TS Nguyễn Văn Châu - Viện Sốt rét KST&CT Trung ương, TS Banuls Anne-LaureTS. NilRahola Viện Nghiên cứu phát triển Pháp (IRD) và các các cán bộ khoa Côn trùng - Viện vệ sinh dịch tễ Trung ươngThời gian điều tra được tiến hành trong 6 ngày và tịa ba điểm : Phường Hà Phòng - TP Hạ Long; phường Quang Hanh - TP Cẩm Phả và xã Thống Nhất - Huyện Hoành Bồ.

GS. Vũ Sinh Nam, TS.NilRahola, TS. BanulsAnne-Laure PGS.TS. Nguyễn Văn Châu(Từ trái qua phải) tại thực địa phường Quang Hanh, TP. Cẩm Phả.
Muỗi cát có tên khoa học là Phlebotomine sandflies hoặc Phlebotomus, chúng nhỏ khoảng 3mm, màu vàng trắng; trên chân, cánh, thân đều có lông. Cánh muỗi hình bầu dục, đầu mút cánh hình mũi mác. Mắt to, đen, nổi rõ, rất dễ nhận biết. Loài muỗi này có chân dài với một kiểu bay nhảy khá đặc biệt như bay một đoạn ngắn rồi lại đậu. Trái với tất cả các loại côn trùng hai cánh chích đốt khác, hai cánh của loài muỗi cát không khép vào thân khi đậu nghỉ mà dựng đứng trên thân tạo thành hình chữ V.
Muỗi cát sống hoang dại, trú ẩn ở các hốc cây, kẽ đá... đặc biệt hay gặp ở các tổ mối. Chỉ có muỗi cái mới hút máu người và các loại động vật. Ở Việt Nam, đã phát hiện muỗi cát ở Quảng Ninh, Hải Dương, Ninh Bình,Quảng Ngãi…
TS.NilRahola cùng cán bộ khoa Côn Trùng đặt bẫy đèn bắt muối Cát tại thực địa phường Hà Phong - TP Hạ Long
Muỗi cát thường đốt hút máu sau khi trời tối nhưng cũng có thể đốt vào ban ngày ở trong rừng khi có mây che phủ. Do muỗi có vòi ngắn nên chúng không thể đốt và hút máu người xuyên qua quần áo được.Muỗi cát cái là trung gian truyền bệnh Leishmania cho súc vật thuộc các loài gặm nhấm như chuột, loài có nanh như chó, mèo, cáo... và nhiều loại động vật có vú, trong đó có cả con người.
Trường hợp nhiễm Leishmania do muỗi Cát truyền bệnhđược phát hiện đầu tiên tại Việt Nam là bệnh nhân nữ- 29 tuổi, sống tại phường Hà Phong, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Bệnh nhân vào điều trị tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí tháng 3 năm 2001,ngoài bị mắc bệnh Leishmania bệnh nhâncòn được bệnh viện phát hiện bị nhiễm HIV, tuy nhiên khoảng 2 tháng sau đó bệnh nhân đã tử vong tại gia đình ở phường Hà Phong, thành phố Hạ Long.Nếu một người nào đó do dùng thuốc điều trị bệnh kéo dài hoặc bị suy giảm miễn dịch mắc phải (nhiễm HIV) thì nguy cơ mắc bệnh Leishmania là có thể xảy ra.
Quảng Ninh là tỉnh thuộc khu vực nhiệt đới, có hệ động vật thuộc loài gậm nhấm, loài có nanh, động vật có vú và quần thể muỗi cát tương đối phong phú. Hiện nay tại nước ta, loài muỗi cát vẫn chưa được tìm hiểu cặn kẽ, được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Bởi vậy đợt điều tra vừa qua tạo tiền đềcho việc giám sát muỗi Cátcũng như nghiên cứu sâu hơn về chúng trong tương lai.
TS. BanulsAnne-Laure đặt bẫy dính bắt muỗi Cát tại thực địa phường Hà Phong, TP Hạ Long
Kết quảsơ bộ thu thập muỗi Cát tại Quảng Ninh
Muỗi Cát được thuh thập tại thực địa bằng bẫy đèn và bẫy dính chuyển về phòng Côn trùng - Trung tâm y tế dự phòng Quảng Ninh. Tại đây các chuyên gia sơ bộ phân loại và bảo quản muỗi trong Ethanol, tất cả số muỗi Cát sau đó được chuyển về Viện Vệ sinh dịch tế Trung ương để mổ và định loài.
Các chuyên gia phân loại muỗi Cát sau khi thu thập từ thực địa tại phòng Côn trùng - Khoa SR-KST-CT-TTYTDP
Kết thúc đợt điều tra tại Quảng Ninh, đoàn công tác đã thu thập được trên 400 con muỗi Cát(Sandfly). Theo thông tin từ Viện VSDTTW,sơ bộ đã phát hiện ra một vài loài muỗi Cát mới xuất hiện tại Quảng Ninh. Điều tra nghiên cứu sẽ được tiếp tục thực hiện trong những năm tiếp theo nhằm xây dựng bản đồ dịch tễ của loài muỗi Cát là vector chính truyền bệnh Leishmania tại Quảng Ninh cũng như tại Việt Nam.


(Nguồn: CN Nguyễn Thị Bích Hường - Phó khoa SR-KST&CT)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014