Tết và nỗi lo… tai nạn tại gia
Cập nhật: 17/1/2012 | 8:09:39 AM
Trong những ngày này, hầu hết các gia đình đều chỉnh trang, dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón tết. Khối lượng công việc nhiều nên không ít người do bất cẩn để xảy ra những tai nạn đáng tiếc…
Những quả bóng bay đẹp đẽ cũng có thể là nguyên nhân gây tai nạn trong dịp tết
Bóng bay cũng có thể gây bỏng
Cách đây ít ngày, khi đi dạo cùng người thân bên hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, chị N.T.N đang đứng xem chùm bóng đủ sắc màu ven hồ thì bất ngờ bóng nổ và bùng cháy, khiến mặt, cổ và tay chị bị bỏng. Nguyên nhân là do được bơm bằng khí hidro để có thể bay lên, nên khi có áp lực, lại gặp nguồn nhiệt (tàn thuốc, bật lửa...) là có thể nổ và gây cháy, đặc biệt những quả bóng to do được bơm lượng khí nhiều. Do đó, việc các gia đình thường mua những quả bóng quá lớn để trang trí trong nhà vào dịp tết và để gần các nguồn nhiệt như nến, bóng đèn sẽ làm tăng nguy cơ nổ gây tai nạn.
Bên cạnh đó, một số người còn gặp nạn vì những lý do rất… vu vơ. Chị Nguyễn Hồng Thắm ở khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính, quận Thanh Xuân kể lại: “Tết năm trước nhà tôi phải đón tết trong bệnh viện. Trước tết một tuần, chồng tôi trong khi trèo thang lau đèn chùm không may bị trượt chân, ngã gãy xương bả vai. Mẹ chồng tôi lo lắng chạy vội ra xem con trai ngã thế nào đá phải chậu nước lau nhà nên trẹo cả chân. Tưởng cái hạn cuối năm chỉ dừng ở đây, ai dè, hai ngày sau con gái tôi khi đang lau cửa kính thì kính bị vỡ, chọc vào tay phải khâu gần chục mũi. Thế là hết tết. Rút kinh nghiệm năm nay gia đình tôi không tự dọn nhà nữa mà thuê một đơn vị chuyên nghiệp làm. Tuy tốn kém nhưng vừa nhanh lại vừa an toàn”…
Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng là đối tượng dễ bị tai nạn trong những ngày giáp tết. Anh Nguyễn Xuân Trung ở phường Đức Giang, quận Long Biên thở dài: “Để chuẩn bị đón tết, cuối tuần trước tôi đã mua đèn nhấp nháy về trang trí quanh phòng khách. Khi cắm điện xong, tôi vào phòng ngủ dọn dẹp được một lát thì thấy cô con gái 6 tuổi của tôi chạy vào mếu máo: “Bố ơi em nghịch đèn bị cháy tay rồi”. Tôi chạy ra thì thấy cậu con trai 3 tuổi đang ôm tay khóc ngằn ngặt. Nguyên nhân là do một đoạn dây điện ở đèn trang trí bị hở nên gây rò điện, khi cháu chạm tay vào thì bị bỏng.
Cẩn trọng kẻo mất tết
Theo bác sỹ Trần Thu Hà - Bệnh viện Bạch Mai, trong dịp tết, những loại hạt dẻ, hạt dưa, bí... hoặc đồ chơi có kích cỡ nhỏ…có thể gây tai nạn cho trẻ nhỏ. Khi nuốt phải những hạt này, các em có thể bị tắc đường thở, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, để phòng ngừa tai nạn, phụ huynh phải hết sức cẩn trọng khi cho trẻ ăn các loại trái cây, bánh kẹo, đặc biệt là thạch rau câu. Bên cạnh đó cần chú ý để các đồ vật có nhiệt độ cao như phích nước, nồi đựng thức ăn nóng… cách xa tầm tay của trẻ. Trên thực tế, một số trẻ đã bị bỏng do chạm vào các dụng cụ đựng vàng mã bằng nhôm, inox hay ngã vào nơi đốt vàng mã hoặc đá vào chậu nước sôi…
Tết cũng là dịp trẻ em nhận được nhiều quà, trong đó có những đồ chơi có nguy cơ gây tai nạn cao như súng đồ chơi, phi tiêu… Do vậy, các bậc cha mẹ cần tránh mua đồ chơi có cấu tạo, hình dáng sắc nhọn. Ngoài ra, bóng đèn nhấp nháy, vật trang trí bằng thuỷ tinh… cũng là những vật có thể ảnh hưởng không tốt đến mắt trẻ nên cần hạn chế sử dụng. Bên cạnh đó, khói nhang, nến cũng là nguồn độc chất gây hại cho đường hô hấp, đặc biệt với người già, trẻ em. Do vậy, không nên đốt quá nhiều nhang, nến trong nhà và phải thường xuyên mở cửa sổ cho khói thoát ra ngoài làm loãng nồng độ, giảm thiểu tác hại đến đường hô hấp, tránh bị ngạt thở…
Cũng theo bác sỹ Thu Hà, người xưa có câu: “No ba ngày Tết”, nên trong dịp này, gia đình nào cũng chuẩn bị rất nhiều món ăn mới lạ, hấp dẫn. Trong khi đó, cơ thể mỗi người khác nhau, người thì ăn được món này, người thì dị ứng với món kia. Vì thế, mỗi người cần phải lựa chọn những món ăn phù hợp với cơ thể mình, không ăn những thứ lạ với cơ địa, tránh ăn thức ăn nguội, thức ăn bị ôi thiu. Đặc biệt đối với bia rượu, mỗi người hãy tự kiềm chế bản thân, không nên ham vui mà uống quá đà dẫn tới bị ngộ độc, bị tai nạn giao thông trong dịp tết…
(Nguồn: bacsi.com)
- Tập huấn sàng lọc và điều trị dự phòng tiền sản giật năm 2024 (31/10/2024)
- Thuê đơn vị giám sát nhiệm thu gói thầu số 3 (31/10/2024)
- Nhu cầu thuê hội trường, giải khát phục vụ Tập huấn Tư vấn xét nghiệm HIV năm 2024 (31/10/2024)
- Kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch năm 2024 (30/10/2024)
- V/v Yêu cầu báo giá nhu cầu mua Đèn mổ di động (Đèn mổ treo tường) (29/10/2024)
- Tập huấn điều trị, chăm sóc HIV/AIDS và quản lý thuốc kháng HIV (29/10/2024)
- Tập huấn kiến thức Nha học đường năm 2024 (25/10/2024)
- Kế hoạch sửa chữa, thay thế mới linh kiện, thiết bị máy tính văn phòng cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/10/2024)
- Làm văn phòng dễ ”đổ” bệnh vì ít vận động (17/1/2012)
- Đừng quên… ngủ trưa (16/1/2012)
- Nhiệt miệng nên ăn uống gì? (11/1/2012)
- Những tổn thương cơ thể do lạnh (8/1/2012)
- Cấp cứu dị vật đường thở (4/1/2012)
- Lý do phải đậy nắp bồn cầu khi giật nước (4/1/2012)
- 8 dấu hiệu cảnh báo thiếu máu ở chị em (4/1/2012)
- Phụ nữ ngoài 40 dễ mắc bệnh gì? (4/1/2012)
- 5 nhiệm vụ không thể bỏ qua trong ngày mùa đông (3/1/2012)
- Bảo vệ mũi ngày đông (29/12/2011)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều