Chất gây ung thư được WHO cảnh báo "ẩn mình" trong nhiều món ăn khoái khẩu
Cập nhật: 11/6/2020 | 10:50:52 AM
Acrylamide có thể hình thành thông qua các phản ứng hóa học, trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao một số loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai lang, khoai tây, ngũ cốc.
Acrylamide là loại hóa chất được sử dụng trong một số ngành công nghiệp như giấy, xây dựng, khoan thăm dò dầu khí, may mặc, chế biến thực phẩm, khai khoáng…
Tổ chức y tế thế giới (WHO) xếp Acrylamide vào nhóm 2A trong danh sách các chất có thể gây ung thư, tức là cùng nhóm với thịt đỏ. Mức xếp loại này dựa trên độ tin cậy, cũng như số lượng các nghiên cứu được thực hiện trên động vật, về khả năng gây ung thư của hóa chất này.
Nếu nghĩ rằng, mình không phải bận tâm đến hóa chất này bởi không làm việc trong các ngành nghề nêu trên thì bạn đã nhầm, bởi Acrylamide còn hiện diện trong thuốc lá và thậm chí là chính các món ăn ưa thích của nhiều gia đình.
Theo các chuyên gia, Acrylamide có thể hình thành thông qua các phản ứng hóa học, trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao một số loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai lang, khoai tây, ngũ cốc. Do đó, khoai tây chiên, snack khoai tây hay thậm chí là thực phẩm làm từ các loại hạt khác như ngũ cốc ăn sáng, bánh quy, bánh mì nướng, cà phê… được xếp vào nhóm các món ăn nhiều Acrylamide nhất, và đây cũng chính là nguồn phơi nhiễm Acrylamide chính của phần đa dân số.
Vậy làm sao để hạn chế lượng Acrylamide từ bữa ăn?
Thông thường, hàm lượng Acrylamide sẽ tăng lên trong quá trình chế biến thực phẩm. Món ăn được chế biến càng lâu với nhiệt độ càng cao thì lượng Acrylamide được hình thành càng lớn. Dưới đây là cách hạn chế lượng Acrylamide hấp thu từ thực phẩm, theo khuyến cáo của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ:
- Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều Acrylamide như: các món ăn từ khoai tây (khoai tây chiên, snack khoai tây), cà phê, món ăn được làm từ các loại hạt (ngũ cốc ăn sáng, bánh quy, bánh mì…).
- Hạn chế việc chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao như chiên, nướng, cũng như không nấu thực phẩm qúa lâu. Ngoại lệ, chế biến bằng cách hấp và luộc không gây sản sinh Acrylamide.
- Ngâm các lát khoai tây trong nước khoảng 15-30 phút trước khi chiên hoặc nướng để giảm lượng Acrylamide hình thành trong quá trình chế biến.
- Nếu chiên khoai tây hay nướng bánh mì, không nên nấu đến khi chúng chuyển màu quá đậm, bởi lúc đấy lượng Acrylamide đã tăng cao.
- Tránh bảo quản khoai tây trong tủ lạnh, bởi việc này sẽ khiến lượng Acrylamide tăng lên cao hơn trong quá trình chế biến.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- CDC Quảng Ninh: Triển khai công tác y tế lao động 4 tháng cuối năm 2024 (13/9/2024)
- Kết quả phê duyệt nhà cung cấp mua vắc xin dịch vụ cho đơn vị (12/9/2024)
- Ổn định sức khỏe tinh thần sau hậu quả của siêu bão (12/9/2024)
- PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH SAU BÃO (11/9/2024)
- Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia thu dọn rác sau bão để phòng, chống dịch bệnh (11/9/2024)
- Giám sát hoạt động đáp ứng phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau cơn bão số 03 (11/9/2024)
- Tập huấn công tác y tế và phòng chống dịch bệnh sau mưa, lũ (10/9/2024)
- CDC Quảng Ninh thiết lập mạng lưới phòng chống dịch sau bão số 3 (YAGI) (10/9/2024)
- Đừng bao giờ cho những thực phẩm này vào tủ lạnh vì vừa mất chất, vừa ’sinh độc’ (5/6/2020)
- Liệu có nguy cơ mắc Covid-19 khi ăn thực phẩm tại những ”ổ dịch”? (26/5/2020)
- Cảnh giác với sẩn ngứa mùa hè (17/5/2020)
- WHO khuyến cáo 3 việc quan trọng khi đi chợ, nấu ăn để tránh COVID-19 (14/2/2020)
- Cảnh giác cao với ngộ độc thực phẩm (9/1/2020)
- Sai lầm khi cấp đông khiến thịt bị ’chết’, gây hại cho sức khỏe (26/12/2019)
- 3 loại thực phẩm được cảnh báo là chất gây ung thư, ăn càng ít càng tốt (17/12/2019)
- 5 loại thực phẩm đã chế biến không nên dùng qua đêm (15/12/2019)
- Phòng tránh ký sinh trùng lây truyền qua thực phẩm (11/12/2019)
- Ngộ độc thực phẩm- Làm sao tránh (11/12/2019)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều