Cảnh giác với sẩn ngứa mùa hè
Cập nhật: 17/5/2020 | 3:25:28 PM
Sẩn ngứa là bệnh da thường gặp, do phản ứng viêm xuất tiết xuất hiện ở vùng lớp trung bì nông với sự thâm nhiễm của tế bào lympho và bạch cầu đa nhân trung tính. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng mùa hè nóng ẩm là điều kiện rất tốt cho các loại côn trùng phát triển như muỗi, bọ chét... Một số bệnh nhân có hiện tượng dị ứng với chất tiết của côn trùng tại vết đốt, dẫn đến phản ứng mạnh hơn so với người bình thường.
Nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sẩn ngứa trong đó thường gặp là do côn trùng đốt, kích thích về cơ học, vật lý, ánh sáng, dị ứng thức ăn, hóa chất gây giải phóng histamin... gây tình trạng sẩn ngứa
Sẩn ngứa cũng là biểu hiện của viêm da cơ địa. Sẩn ngứa cũng kèm theo một số bệnh như các khối u lympho Hodgkin hoặc bạch cầu cấp. Một số bệnh lý mạn tính cũng có thể gây ra tình trạng mẩn ngứa như: Bệnh nội tiết đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, bệnh tuyến cận giáp, viêm gan, xơ gan, tắc mật; Thận suy thận mạn tính; Thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt...
Nhiều người tiếp xúc công việc ở môi trường nóng, khô hanh, hóa chất hoặc do cơ đại kết hợp ăn đồ cay nóng cũng dẫn đến tình trạng sẩn ngứa.
Ăn hải sản dễ gây mẩn ngứa. |
Biểu hiện thường gặp
Thông thường các biểu hiện lâm sàng của sẩn ngứa là các sẩn phù dạng mày đay, sẩn huyết thanh. Mụn nước xuất hiện trên sẩn phù, sẩn hoặc mảng đỏ, mụn nước có thể vỡ gây tiết dịch và đóng vảy tiết. Các sẩn cục là tổn thương màu đỏ nâu hoặc xám có kích thước từ 1 - 2cm. Các vết xước do cào gãi rải rác, chủ yếu vùng da hở.
Không chủ quan
Các sẩn ngứa không nguy hại ngay với sức khỏe; tuy nhiên sẩn ngứa ở thể cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè. Nhiễm trùng thứ phát xuất hiện do trẻ gãi, chà xát. Nguyên nhân hay gặp do viêm da cơ địa, quá mẫn với các phản ứng côn trùng đốt hoặc với thức ăn. Ở thể cấp tính tổn thương chủ yếu là sẩn phù và mày đay, trên tổn thương có mụn nước, vỡ gây tiết dịch nếu không xử trí đúng có thể gây viêm nhiễm.
Đối với thể bán cấp, tiến triển của bệnh dai dẳng và có thể mạn tính. Nguyên nhân của thể bán cấp đôi khi khó phát hiện. Tuy nhiên, thể bán cấp thường do các bệnh lý như: viêm da cơ địa, đái đường, rối loạn chức năng gan, u lymho, bệnh bạch cầu, u lympho Hodgkin, các khối u nội tạng, gút, suy thận hoặc mang thai, stress tâm lý. Các tổn thương là sẩn nổi cao, trên có mụn nước hoặc vết trợt hoặc vảy tiết do chà xát kèm ngứa nhiều. Vị trí gặp ở mặt duỗi các chi hoặc thân mình.
Ở thể mạn tính có thể được chia làm 2 nhóm
Sẩn ngứa mạn tính đa dạng hay tái phát và tiến triển dai dẳng. Người bệnh ngứa nhiều, khiến phải chà xát, gãi hình thành các vết trợt, xước trên bề mặt mảng lichen hóa. Vị trí hay gặp ở thân mình và chân ở người lớn tuổi. Các tổn thương xuất hiện xung quanh tổn thương ban đầu, có xu hướng lichen hóa, tạo thành mảng thâm nhiễm.
Sẩn cục, tổn thương tiến triển dai dẳng, có thể kéo dài hàng năm. Người bệnh ngứa nhiều, chà xát, gãi tạo các vết trợt, vảy tiết đen trên bề mặt sẩn. Gặp ở trẻ nhỏ hoặc phụ nữ lớn tuổi. Vị trí hay gặp ở chi.
Ngoài ra, sẩn ngứa phụ nữ có thai: Thường xuất hiện ở phụ nữ có thai vào tháng thứ 3 hoặc thứ 4. Vị trí ở chi hoặc thân mình. Tổn thương giảm đi sau khi sinh. Bệnh có xu hướng xuất hiện trở lại với các lần mang thai sau.
Điều trị có khó?
Do nguyên nhân đa dạng nên việc điều trị phải tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng sẩn ngứa mới khắc phục được. Việc điều trị tùy từng giai đoạn có thể có những điều trị thích hợp điều quan trọng giúp bệnh nhân hạn chế gãi, chà xát.
Đối với các sẩn ngứa có thể sử dụng thuốc corticosteroid bôi. Tùy vào vị trí và mức độ tổn thương mà các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể. Ngoài ra có thể được chỉ định kháng histamin uống. Tránh côn trùng đốt. Loại bỏ thức ăn gây quá mẫn. Đối với sẩn ngứa do ánh nắng mùa hè thì cần sử dụng kem chống nắng chống cả tia UVA và UVB...
(Nguồn: baoquangninh.com.vn)
- PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH SAU BÃO (11/9/2024)
- Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia thu dọn rác sau bão để phòng, chống dịch bệnh (11/9/2024)
- Giám sát hoạt động đáp ứng phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau cơn bão số 03 (11/9/2024)
- Tập huấn công tác y tế và phòng chống dịch bệnh sau mưa, lũ (10/9/2024)
- CDC Quảng Ninh thiết lập mạng lưới phòng chống dịch sau bão số 3 (YAGI) (10/9/2024)
- CDC Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sau bão lụt (10/9/2024)
- KHUYẾN CÁO SỬ DỤNG AN TOÀN MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH (9/9/2024)
- PHÒNG TRÁNH NGUY CƠ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM SAU MƯA BÃO (9/9/2024)
- WHO khuyến cáo 3 việc quan trọng khi đi chợ, nấu ăn để tránh COVID-19 (14/2/2020)
- Cảnh giác cao với ngộ độc thực phẩm (9/1/2020)
- Sai lầm khi cấp đông khiến thịt bị ’chết’, gây hại cho sức khỏe (26/12/2019)
- 3 loại thực phẩm được cảnh báo là chất gây ung thư, ăn càng ít càng tốt (17/12/2019)
- 5 loại thực phẩm đã chế biến không nên dùng qua đêm (15/12/2019)
- Phòng tránh ký sinh trùng lây truyền qua thực phẩm (11/12/2019)
- Ngộ độc thực phẩm- Làm sao tránh (11/12/2019)
- Thực phẩm Tết nhiều màu sắc có thể độc hại (10/12/2019)
- 5 loại thực phẩm càng ăn nhiều càng dễ mắc ung thư ruột (2/12/2019)
- Sai lầm khi bảo quản thức ăn thừa, gây hại cho cả nhà (5/11/2019)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều