6 bước nhận biết và điều trị rôm sảy
Cập nhật: 18/6/2020 | 5:25:33 PM
Sau một ngày nắng nóng, đã bao giờ bạn nhìn thấy những nốt mụn nước hoặc nốt sưng đỏ trên da? Nếu có, bạn có khả năng bị rôm sảy.
Rôm sảy hay gặp ở trẻ nhỏ.
Rôm sảy là một bệnh khá phổ biến, đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể hết trong vài giờ hoặc vài ngày, và hiếm khi cần đến bác sĩ.
Dưới đây là cách nhận biết các triệu chứng rôm sảy và cách điều trị hiệu quả tại nhà.
Rôm sảy là gì?
Rôm sảy, còn gọi là ban nóng, xảy ra khi mồ hôi bị ứ đọng và không thể thoát khỏi da, thường là trong thời tiết nóng hoặc ẩm ướt.
Trong hầu hết các trường hợp, rôm sảy là do các ống dẫn mồ hôi bị bít tắc, làm cho mồ hôi bị ứ đọng và gây kích ứng.
Rôm sảy dễ gặp nhất ở những nơi bị ra mồ hôi nhiều và da bị cọ sát - như cổ, nách, mông hoặc eo. Lý do là cơ thể khó có thể giải phóng hơi ẩm ở những khu vực nhiều mồ hôi này, đặc biệt là nếu vùng đó bị chặn bởi quần áo chật hoặc nếp gấp da.
Theo một bài báo năm 2008 của Hội Bác sĩ Gia đình Mỹ về da của trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh đặc biệt dễ bị rôm sảy vì ống dẫn mồ hôi của trẻ còn nhỏ và cơ thể trẻ chưa thuần thục trong việc điều chỉnh nhiệt độ.
Người cao tuổi cũng có nguy cơ bị rôm sảy cao hơn, vì các mô da hỗ trợ giữ thông thoáng các ống dẫn mồ hôi có xu hướng bị teo hoặc bị xẹp khi chúng ta già đi.
Nhìn chung, rôm sảy được các bác sĩ xem là một tình trạng lành tính, và các triệu chứng liên quan đến bệnh do nóng - như mất nước, chuột rút do nóng hoặc kiệt sức do nóng - là mối lo ngại lớn hơn nhiều.
Rôm sảy trông như thế nào?
Loại rôm sảy phổ biến nhất là rôm sảy đỏ
Rôm sảy thường biểu hiện dưới dạng nốt sẩn đỏ hoặc hồng và có thể trông giống như nốt mụn hoặc vết côn trùng đốt.
Đôi khi, rôm sảy có thể xuất hiện dưới mụn nước có màu giống màu da dễ vỡ, hoặc nang hơi to hơn gây đau.
Bảng dưới đây có thể giúp xác định ba loại rôm sảy khác nhau:
Khác nhau |
Rôm sảy kết tinh |
Rôm sảy đỏ |
Rôm sảy sâu |
Mô tả |
Mụn nước trong |
Sẩn đỏ hoặc hồng |
Nốt hoặc nang |
Tỷ lệ mắc |
Hay gặp |
Hay gặp nhất |
Hiếm gặp |
Thời gian |
Vài giờ hoặc vài ngày |
Vài ngày hoặc vài tuần |
Nhiều tuần |
Mức độ nặng |
Thường không đau |
Hơi kích ứng |
Sẽ rất đau |
Cần bác sĩ |
Không |
Không |
Có |
Làm thế nào để thoát khỏi rôm sảy?
Hầu hết các trường hợp rôm sảy sẽ tự hết. Để làm dịu kích ứng và nhanh chóng thoát khỏi rôm sảy, dưới đây là những cách điều trị tại nhà:
1. Nếu đang ở ngoài nắng, hãy vào trong nhà
Đầu tiên, bạn sẽ muốn giảm nhiệt độ cơ thể để ngăn mồ hôi chảy ra khiến các ống dẫn bị tắc và dẫn đến rôm sảy.
Nếu đang ở ngoài trời, hãy cố gắng tìm nơi râm mát. Hoặc, nếu có thể, hãy vào trong nhà, nơi có điều hòa không khí.
2. Đặt một chiếc khăn ẩm, mát lên vùng bị rôm sảy - và sau đó để khô
Để giảm nhiệt độ cơ thể và giảm khó chịu tạm thời, hãy nhúng một chiếc khăn vào nước lạnh và đặt nó lên vùng bị viêm trong 20 phút.
Sau đó, thấm khô chỗ bị viêm và để yên nó, tiếp xúc với không khí mát. Nếu vùng bị viêm ở nơi dễ bị đổ mồ hôi, như nách, có thể sử dụng phấn rôm trẻ em để làm dịu da và ngăn ngừa kích ứng thêm.
3. Tránh các loại lotion, thuốc mỡ hoặc bất kỳ thuốc bôi tại chỗ nào khác
"Những thứ này gây bít tắc da", BS Dawn Davis, trưởng khoa da liễu nhi tại Bệnh viện Mayo Clinic Rochester nói.
Bạn có thể cảm thấy muốn bôi kem dưỡng da để làm dịu chỗ nổi mẩn, nhưng theo BS Davis, tốt nhất là để cho da thông thoáng mà không bôi thêm chất gì lên.
4. Tránh gãi và chà sát
Tẩy da chết có thể giúp giảm nhẹ tạm thời, nhưng nó thực sự có thể gây tổn thương da lâu dài - đặc biệt là đối với trẻ em và người già, những người có làn da nhạy cảm hơn.
5. Thay quần áo thoáng mát
Quần áo nặng hoặc không thoáng khí, như cotton, cũng giữ lại mồ hôi. Thay vào đó, hãy xem xét mặc quần áo pha polyester, có độ thoáng khí cao.
Nếu bạn đang chăm sóc trẻ sơ sinh, hãy chắc chắn rằng em bé không bị quấn tã quá nhiều hoặc quấn quá nhiều lớp quần áo.
Đây có thể là một vấn đề cho những người trong các ngành nghề như chữa cháy và trong quân đội, đặc biệt là nếu họ thường xuyên phải làm việc ở nơi nóng nực.
Trong một nghiên cứu năm 2018 về rôm sảy nghề nghiệp trên tạp chí Journal of Medical Case Reports, các nhà nghiên cứu thấy mặc quần áo chống cháy trong môi trường làm việc nóng dẫn đến rôm sảy; họ đề nghị người lao động trong những môi trường này thay quần áo thường xuyên và cố gắng để giữ mát và khô ráo.
6. Biết cách ngăn ngừa rôm sảy trong tương lai
Theo BS Davis, phương pháp điều trị tốt nhất là tìm hiểu nguyên nhân gây ra rôm sảy và biết cách tránh nó ngay từ đầu.
"Bạn có thể ngăn ngừa và giảm khả năng bị kích ứng bằng cách mặc quần áo phù hợp với thời tiết, thay đổi tư thế và không quấn quá nhiều tã lót cho trẻ nhỏ hoặc người già".
BS Davis cũng khuyên nên chăm sóc da bằng cách tránh ánh nắng mặt trời, không hút thuốc và mặc áo chống nắng. Điều này giữ cho cấu trúc da khỏe mạnh, có thể ngăn chặn các ống dẫn mồ hôi bị xẹp dẫn đến nguy cơ rôm sảy cao.
Rôm sảy kéo dài bao lâu?
Đối với người lớn, rôm sảy thường hết trong vòng vài giờ, hoặc trong trường hợp nặng hơn, đến vài ngày hoặc vài tuần.
Có một vài mốc thời gian cho sự phục hồi, tùy thuộc vào mức độ nặng của rôm sảy:
1. Nếu rôm sảy xuất hiện dưới dạng mụn nước trên da, bạn có thể sẽ thấy sự thuyên giảm trong vòng vài giờ, nhưng có thể mất vài ngày.
2. Nếu rôm sảy có màu đỏ (và trông giống như vết côn trùng đốt hoặc nốt mụn), có thể mất vài ngày đến vài tuần để hết vì tình trạng viêm sâu hơn.
3. Nếu bạn gặp phải các nốt sẩn sâu, đau (rất hiếm), nên đến gặp bác sĩ. Bạn có thể cần dùng thuốc chống viêm, như Tylenol, để giải quyết tình trạng đau; những trường hợp này có thể lâu khỏi hơn, thường lên đến vài tuần.
Trong khi chờ cho ban giảm bớt, bạn có thể không chịu được nóng hoặc khó chịu khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng. Cũng nên uống nhiều nước để ngăn ngừa mất nước trong thời gian này.
Khi nào cần đến bác sĩ?
Bạn nên gặp bác sĩ nếu đang điều trị rôm sảy và tình trạng không được cải thiện sau vài tuần, hoặc nếu có các triệu chứng sau đây, có thể báo hiệu nhiễm trùng:
• Các hạch bạch huyết nung mủ hoặc sưng
• Sốt hoặc ớn lạnh
• Đau nhiều
• Sưng xung quanh nốt ban
Hầu hết trẻ nhỏ sẽ hết rôm sảy khi cha mẹ biết cách cho trẻ mặc quần áo thoáng khí hơn, hoặc khi trẻ đến tuổi chập chững và ống dẫn mồ hôi đã trưởng thành hơn.
Nếu trẻ thường xuyên bị rôm sảy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ thêm về các biện pháp phòng ngừa và cách giữ cho trẻ được mát.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Báo cáo công khai dự toán Quý III năm 2024 (4/10/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (2/10/2024)
- ƯU ĐÃI KHI TIÊM VẮC XIN 6IN1 HEXAXIM (PHÁP) TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (1/10/2024)
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh quyên góp ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra (27/9/2024)
- Thẩm định Hồ sơ bệnh án điện tử tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (27/9/2024)
- Nâng cao nhận thức về điều trị và dự phòng các bệnh thường gặp ở người cao tuổi (27/9/2024)
- Nhu cầu in tài liệu, mua văn phòng phẩm Tập huấn bệnh Phong cho cán bộ Y tế cơ sở năm 2024 (26/9/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (26/9/2024)
- Từ đại dịch COVID-19, đừng quên bệnh cúm khiến hàng triệu người mắc mỗi năm (3/6/2020)
- Có nên cho trẻ nhỏ đeo khẩu trang không? (14/5/2020)
- 7 dấu hiệu nhiễm virus corona ở trẻ (12/5/2020)
- Các nhà khoa học đánh giá về khả năng bị Covid-19 ở trẻ em (4/3/2020)
- Các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ trong mùa xuân (14/1/2020)
- Mùa lạnh, làm gì để phòng bệnh cúm cho trẻ em? (9/1/2020)
- Phòng và xử trí viêm đường hô hấp ở trẻ khi trời rét (20/12/2019)
- Phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ (4/12/2019)
- Giữ ấm và vệ sinh mũi cho trẻ khi thời tiết trở lạnh (3/12/2019)
- Để bé luôn khỏe trong mùa đông (23/11/2019)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều