Từ đại dịch COVID-19, đừng quên bệnh cúm khiến hàng triệu người mắc mỗi năm
Cập nhật: 3/6/2020 | 10:21:35 AM
Mỗi năm, cúm mùa gây ảnh hưởng hàng triệu người trên thế giới và cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng, đó là người cha, người mẹ, người con của mỗi gia đình. Tiêm vắc xin là hàng rào phòng vệ tốt nhất trước cúm mùa, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, tỷ lệ nằm viện và tử vong.
Cúm mùa cướp đi sinh mạng hàng chục ngàn người mỗi năm
Trong khi đại dịch COVID-19 bùng phát gây hoang mang trên toàn thế giới thì ngay tại Mỹ, mùa cúm 2019-2020 đã cướp đi 14.000 sinh mạng trên tổng cộng 26 triệu người nhiễm bệnh và 250.000 ca nhập viện. Trong đó, có 92 trẻ em tại quốc gia này đã tử vong vì cúm mùa - đây là con số cao nhất trong 10 năm qua.
Riêng tại Việt Nam, mỗi năm trung bình có hơn 800.000 người mắc cúm, con số này thường gia tăng vào các thời điểm giao mùa... Đến thời điểm này, hai virus Influenza A(H1N1) pdm09 và (pH1N1) vẫn có khả năng gây viêm phổi rất nặng.
Rõ ràng sức ảnh hưởng của các bệnh nhiễm trùng mới nổi có thể làm lu mờ bệnh cúm, khiến nhiều người có xu hướng chủ quan và ít cảnh giác hơn với cúm. Điều này có thể gây nguy hiểm.
Tại sao bệnh cúm mùa lại nguy hiểm?
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường do các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C gây ra. Đây là bệnh có khả năng lây nhiễm rất nhanh qua đường hô hấp, thông qua các giọt bắn nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc nhổ.
Cúm mùa nguy hiểm ở chỗ, nó khiến mọi người chủ quan. Chỉ với một vài triệu chứng phổ biến như ho, hắt hơi, cúm mùa dễ đánh lừa người khác thành những căn bệnh lành tính như cảm lạnh thông thường.
Khi nhiễm virus cúm, sau 2-4 ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng sốt nhẹ rồi tăng cao, có khi lên đến 39-40 độ C, kèm theo ớn lạnh, rét run, nhức đầu, choáng váng, đau mỏi toàn thân, đau họng, nhức ở hốc mắt. Trong khi đó, các triệu chứng của cảm lạnh thường nhẹ hơn như hắt hơi, đau họng và có thể chảy mũi.
Dấu hiệu tương tự, nhưng cúm mùa nguy hiểm hơn cảm lạnh, có thể gây biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong (ảnh minh hoạ)
Thực tế, nếu mắc cúm nhẹ, các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng 1 hoặc 2 tuần nhưng trong một số trường hợp cúm có diễn tiến thành ác tính. Lúc này, người bệnh thường sốt rất cao, tức ngực, khó thở, chụp phim phổi có thể thấy hình ảnh tổn thương phổi tiến triển nhanh, xuất hiện tình trạng viêm cơ tim, suy hô hấp, thậm chí suy đa phủ tạng và tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Đặc biệt, cúm mùa thường gặp và gây biến chứng nặng hơn ở những người già trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, những người bị các bệnh mạn tính, bệnh lý nền liên quan đến tim mạch, đường hô hấp, tiểu đường, những người trong tình trạng suy giảm miễn dịch như bệnh nhân HIV, phụ nữ có thai.
Hơn nữa, virus cúm thường thay đổi hàng năm. Đôi khi, chủng chủ yếu (chủng phổ biến) trong mùa cúm sẽ có mức độ nguy hiểm cao hơn so với chính nó ở các năm trước. Điều này có thể ảnh hưởng đến số người nhiễm bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Phòng ngừa cúm mùa như thế nào?
Cho đến nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) luôn nhấn mạnh, cúm vẫn là một trong những thách thức lớn nhất thế giới về sức khỏe cộng đồng, với tốc độ lây lan rất nhanh từ người sang người, có thể chuyển thành ác tính đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng.
Cúm mùa nguy hiểm nhưng có thể phòng được. Và mỗi năm chúng ta đều có cơ hội làm điều đó trước khi cúm mùa ập đến. Để dự phòng cúm mùa, có thể áp dụng cả biện pháp chủ động và thụ động.
Trong đó, phòng bệnh thụ động là áp dụng các biện pháp không đặc hiệu, bao gồm đeo khẩu trang đối với người bị ho và những người tiếp xúc với bệnh nhân cúm. Thường xuyên súc miệng, mũi, họng. Cần thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, đặc biệt là không gian sống của mỗi cá nhân và gia đình. Khi có các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi... cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn khám và xử trí kịp thời.
Tiêm vắc xin sẽ giúp bạn không phải thấp thỏm lo âu mỗi mùa cúm đến (ảnh minh hoạ)
Đối với cúm mùa, biện pháp chủ động tốt nhất đó là xây dựng hàng rào bảo vệ bằng cách tiêm vắc xin. Có thể nói, vắc xin cúm chính là thành tựu khoa học đã được sử dụng trên 50 năm nay trên toàn cầu giúp giảm nguy cơ nhiễm cúm nghiêm trọng, đồng thời hạn chế hàng nghìn ca tử vong không đáng có do cúm.
Ở Việt Nam, kết quả giám sát cúm cho thấy dịch cúm xuất hiện quanh năm, thường đạt đỉnh vào tháng 3, tháng 4, tháng 9 và tháng 10. Do đó, tốt nhất nên tiêm vắc xin vào trước mùa cúm.
Ngoài ra, do virus cúm thường xuyên thay đổi tính kháng nguyên nên trẻ em từ 6 tuổi và người lớn cần tiêm vắc xin ngừa cúm mỗi năm, nhất là những người có nguy cơ cao mắc bệnh và dễ gặp biến chứng như người lớn tuổi, có bệnh mạn tính như hen, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), tim mạch, phụ nữ mang thai.
Hiện có nhiều loại vắc xin ngừa cúm khác nhau, trong đó vắc xin cúm thế hệ 3 với nhiều ưu điểm như các thành phần kháng nguyên được điều chỉnh hàng năm dựa trên khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, ít tác dụng ngoại ý hơn các thế hệ cũ, có thể tiêm đồng thời với các vắc xin khác mà không gây tương tác.
Đồng thời, vắc xin cúm thế hệ 3 cũng là vắc xin virus cúm bất hoạt nên có thể dùng cho người lớn và trẻ em từ 3 tuổi trở lên, đặc biệt có thể dùng trên phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú mà không gây nguy hiểm cho thai nhi, trẻ sơ sinh. Khi đi chích ngừa, chúng ta có thể trao đổi cụ thể với nhân viên y tế để lựa chọn vắc xin ngừa ngừa cúm hiệu quả và an toàn.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- CDC Quảng Ninh: Triển khai công tác y tế lao động 4 tháng cuối năm 2024 (13/9/2024)
- Kết quả phê duyệt nhà cung cấp mua vắc xin dịch vụ cho đơn vị (12/9/2024)
- Ổn định sức khỏe tinh thần sau hậu quả của siêu bão (12/9/2024)
- PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH SAU BÃO (11/9/2024)
- Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia thu dọn rác sau bão để phòng, chống dịch bệnh (11/9/2024)
- Giám sát hoạt động đáp ứng phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau cơn bão số 03 (11/9/2024)
- Tập huấn công tác y tế và phòng chống dịch bệnh sau mưa, lũ (10/9/2024)
- CDC Quảng Ninh thiết lập mạng lưới phòng chống dịch sau bão số 3 (YAGI) (10/9/2024)
- Có nên cho trẻ nhỏ đeo khẩu trang không? (14/5/2020)
- 7 dấu hiệu nhiễm virus corona ở trẻ (12/5/2020)
- Các nhà khoa học đánh giá về khả năng bị Covid-19 ở trẻ em (4/3/2020)
- Các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ trong mùa xuân (14/1/2020)
- Mùa lạnh, làm gì để phòng bệnh cúm cho trẻ em? (9/1/2020)
- Phòng và xử trí viêm đường hô hấp ở trẻ khi trời rét (20/12/2019)
- Phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ (4/12/2019)
- Giữ ấm và vệ sinh mũi cho trẻ khi thời tiết trở lạnh (3/12/2019)
- Để bé luôn khỏe trong mùa đông (23/11/2019)
- Hạ đường huyết ở trẻ nhỏ - Nhận biết và cách xử trí (17/11/2019)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều