Sai lầm khi cấp đông khiến thịt bị 'chết', gây hại cho sức khỏe
Cập nhật: 26/12/2019 | 8:24:00 AM
Bảo quản thịt lợn sai cách sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, khi ăn vào sẽ phát tác độc tố, gây hại cho sức khỏe con người.
Gần đây, giá thịt lợn trên thị trường tăng vọt khiến các bà nội trợ đau đầu khi phải cân đối chi phí sinh hoạt. Khi tình trạng này diễn ra, nhiều người nhân lúc giá thịt còn rẻ đã mua tích trữ thật nhiều thịt lợn trong tủ đông, với suy nghĩ có thể ăn dần trong thời gian dài. Tuy nhiên, phương pháp bảo quản này không hề "an toàn" như chúng ta nghĩ.
Sự thật về việc thịt lợn có thể tích trữ được 30-40 năm?
Nhiều người hoang mang khi thấy các khuyến cáo như không nên giữ đông thịt, cá… quá vài tháng, trong khi đó, trên thế giới, có những loại thịt lại có hạn dùng lên tới vài năm, thậm chí hàng chục năm. Vậy thịt đông lạnh có hạn dùng thế nào, sử dụng ra sao để đảm bảo an toàn, chất lượng?
Theo lý thuyết, nếu quy trình đông lạnh và điều kiện bảo quản được kiểm soát chặt chẽ, thời gian đông lạnh thịt có thể lên đến 30 - 40 năm. Nhưng cần lưu ý rằng đây chỉ là lý thuyết, và lý thuyết không có nghĩa ai cũng thực hiện được.
Sự thật thông tin thịt lợn cấp đông có thể lưu trữ 30 - 40 năm là gì?
Tại Trung Quốc, có những hạn chế nghiêm ngặt về thời gian bảo quản đông lạnh. Đối với các loại thịt khác nhau, yêu cầu khi đông lạnh phải được đóng gói và bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ chuẩn từ -15 đến -18 độ C, và thời gian bảo quản không thể vượt quá 9 tháng.
Vậy tại sao không áp dụng phương pháp đông lạnh 30 năm để lưu trữ các loại thịt khác nhau làm nguyên liệu? Trên thực tế, các gia đình thường cấp đông thịt theo quy trình: mua về, đóng thịt vào gói nilong, để trong ngăn đá tủ lạnh. Trong trường hợp này, điều kiện và nhiệt độ bảo quản thịt không đủ để giữ thịt "an toàn" nhiều năm.
Theo các chuyên gia, mỗi lần cấp đông "gia đình" như thế này, thịt chỉ được lưu trữ tối đa 4 tháng, và những loại thịt được đông lạnh hay đóng băng quá thời gian trên đều không được phép tiêu thụ hay sử dụng.
Cụ thể, dù thực phẩm không bị hư hại nhưng thời gian cấp đông quá lâu cũng mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết như các loại vitamin nhóm B, khoáng chất như sắt, kẽm, magie,... và nhiều protein trong thịt cũng bị phân hủy, biến chất, hay còn gọi là thịt "chết".
Cấp đông thịt không an toàn như chúng ta vẫn nghĩ
Không chỉ vậy việc cấp và rã đông thịt khiến các tinh thể nước đá bên trong thịt to ra, các cạnh sắc nhọn của nó có thể đâm toạc màng tế bào làm miếng thịt bị thất thoát nhiều nước cốt khi rã đông. Chính vì lẽ đó, bạn sẽ cảm thấy khi nấu thịt ra nhiều nước, dễ bị dai, nhạt vị,.... Lượng chất dinh dưỡng được giữ lại trong thịt cũng giảm, thậm chí một số còn có tác động xấu đến sức khỏe
Thịt đông lạnh sai cách có tác hại như thế nào?
Việc bảo quản và đông lạnh thịt ở nhiệt độ cực thấp sẽ ức chế vi khuẩn trong thịt, dù để lâu cũng không gây hại lớn cho cơ thể. Nhưng nếu trong quá trình đông lạnh, thịt được rã đông và sau đó bị đóng băng một lần nữa, rất dễ khiến thịt bị nhiễm khuẩn, khi đó vi khuẩn không bị ức chế ở môi trường nhiệt độ thấp, khi đi vào cơ thể con người sẽ phát tác độc tính.
Đặc biệt là khi rã đông, một số tế bào mô bị tổn thương sẽ có một lượng lớn protein và nước trong tế bào, việc này khiến các vi khuẩn bùng phát nhanh chóng, rất dễ tạo ra các chất có hại khiến cơ thể nhiễm độc sau khi ăn.
Hãy sử dụng thịt an toàn
Đầu tiên, cách đáng tin cậy nhất để mua thịt lợn an toàn và an toàn là mua nó từ một nguồn cung cấp đáng tin tưởng. Thứ hai, tìm hiểu một số phương pháp để xác định chất lượng thịt. Tiếp theo, đừng vội ham rẻ, các loại thịt lợn có giá thành thấp bất thường khả năng cao được để trong một thời gian dài hoặc không đủ điều kiện tiêu thụ. Nếu sử dụng, nó có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc cho cơ thể.
Bên cạnh đó, chuyên gia khuyến cáo, mặc dù giá thịt lợn đã tăng lên trong thời gian gần đây, nhưng đừng mua quá nhiều thịt rẻ để tích trữ trong tủ đông. Mọi thực phẩm bạn chọn đều ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của chính bạn và gia đình.
(Nguồn: vietnamnet.vn)
- PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH SAU BÃO (11/9/2024)
- Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia thu dọn rác sau bão để phòng, chống dịch bệnh (11/9/2024)
- Giám sát hoạt động đáp ứng phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau cơn bão số 03 (11/9/2024)
- Tập huấn công tác y tế và phòng chống dịch bệnh sau mưa, lũ (10/9/2024)
- CDC Quảng Ninh thiết lập mạng lưới phòng chống dịch sau bão số 3 (YAGI) (10/9/2024)
- CDC Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sau bão lụt (10/9/2024)
- KHUYẾN CÁO SỬ DỤNG AN TOÀN MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH (9/9/2024)
- PHÒNG TRÁNH NGUY CƠ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM SAU MƯA BÃO (9/9/2024)
- 3 loại thực phẩm được cảnh báo là chất gây ung thư, ăn càng ít càng tốt (17/12/2019)
- 5 loại thực phẩm đã chế biến không nên dùng qua đêm (15/12/2019)
- Phòng tránh ký sinh trùng lây truyền qua thực phẩm (11/12/2019)
- Ngộ độc thực phẩm- Làm sao tránh (11/12/2019)
- Thực phẩm Tết nhiều màu sắc có thể độc hại (10/12/2019)
- 5 loại thực phẩm càng ăn nhiều càng dễ mắc ung thư ruột (2/12/2019)
- Sai lầm khi bảo quản thức ăn thừa, gây hại cho cả nhà (5/11/2019)
- Bảo vệ sức khỏe từ lựa chọn thức ăn (10/9/2019)
- Thực phẩm nên và không nên để trong tủ lạnh (3/9/2019)
- 5 cặp thực phẩm tránh bảo quản chung nhau (16/8/2019)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều