Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Sức mạnh của PrEP trong điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV

Cập nhật: 19/7/2019 | 11:05:30 AM

Theo ước tính, Việt Nam hiện có khoảng 250.000 người nhiễm HIV còn sống nhưng chỉ có 210.000 người biết được tình trạng nhiễm HIV của mình. HIV luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng khi vẫn còn nhiều người chưa được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, việc triển khai điều trị PrEP chính là một trong những“vũ khí” tối ưu góp phần hạn chế HIV lây lan. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với Bác sĩ CKI Vũ Văn Hiền, Phó khoa Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh để tìm hiểu rõ hơn về vấn để này.

Bác sĩ CKI Vũ Văn Hiền, Phó Trưởng khoa Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tư vấn điều trị HIV cho bệnh nhân

Phóng viên: Xin chào bác sĩ, xin bác sĩ cho biết PrEP là gì? Những đối tượng nào cần điều trị PrEP?
Bác sĩ Vũ Văn Hiền: PrEP – là viết tắt của từ tiếng Anh (Pre-Exposure Prophylaxis),có nghĩa là dự phòng trước phơi nhiễm HIV, và điều trị PrEPlà sử dụng thuốc kháng virút (ARV)đối với người chưa nhiễm HIV để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.
Đối tượng sử dụng của PrEP là tất cả những người chưa nhiễm HIV; những người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV như: Người nam có quan hệ tình dục đồng giới, người tiêm chích ma tuý, người chuyển giới nữ, người bán dâm, bạn tình khác giới của người nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị nhưng tải lượng vi rút HIV trên 200 bản sao/ml,chưa đạt mức ức chế và những người tiếp tục có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV sau điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP).
Phóng viên: Vậy điều trị PrEP có những lợi ích gì, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Vũ Văn Hiền: Các nghiên cứu của tổ chức Quốc tế đã chứng minh: Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) giúp cho những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao, có thể dự phòng lây nhiễm HIV.
PrEP là sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao chưa bị nhiễm HIV, giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cơ thểbằng cách ngăn cản sự phát triển chất xúc tác sinh học (enzym) là chất mà HIV dùng để tạo ra các bản sao vi rút mới. Nếu dùng đúng, đều và đủ có thể phòng lây nhiễm HIV lên đến trên 90% ở những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Từ năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo sử dụng PrEP (như là một phần của chiến lược dự phòng HIV toàn diện bao gồm cả việc sử dụng bao cao su) ở những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Phương pháp này tuy không thay thế được vắc-xin HIV hay những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV khác nhưng nó cũng là một cách đơn giản có khả năng làm giảm 2/3 nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) qua các thử nghiệm lâm sàng và  các can thiệp thực tế trên Thế giới.
Phóng viên: Thuốc điều trị PrEP uống như thế nào? Phải dùng sau bao lâu mới có tác dụng dự phòng lây nhiễm HIV, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Vũ Văn Hiền: Hiện nay, điều trị PrEP bằng thuốc ARV có chứa Tenofovir/Emtricitabine (TDF/FTC) hàm lượng TDF/FTC 300/200mg: uống 1 viên/ngày. Nên uống vào một thời điểm nhất định để tạo ra thói quen uống thuốc đều đặn.PrEP có thể đạt hiệu quả và có tác dụng bảo vệ:Sau khi uống đủ 7 liều đối với quan hệ tình dục qua đường hậu môn (thường với nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới – MSM) Và sau khi uống đủ 21 liều với quan hệ tình dục qua đường âm đạo và qua đường máu.
Phóng viên: Thưa bác sĩ thuốc PrEP có an toàn không? Có tác dụng phụ không? Đối với những trường hợp nào chống chỉ định sử dụng PrEP?
Bác sĩ Vũ Văn Hiền: Thuốc sử dụng trong điều trị PrEP khá là an toànvà hầu hết những người dùng PrEP không gặp tác dụng phụ nào nghiêm trọng. Ít tác dụng phụ và có thể gặp:Dấu hiệu đường tiêu hóa; 10% số người sử dụng có đau đầu: Thường nhẹ, tự khỏi sau 1-2 tuần; Có thểgiảm nhẹ chức năng thận và mật độ khoáng của xương nhưng hồi phục sau khi ngừng thuốc.
Những trường hợp chống chỉ định sử dụng PrEP bao gồm:
- Những người HIV dương tính hoặc chưa xác định được
- Người có dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm HIV cấp tính
- Rối loạn chức năng thận (độ thanh thải Creatinin ước lượng <60ml/phút)
- Dị ứng với TDF và FTC
- Phơi nhiễm với HIV trong 72 giờ qua
Phóng viên: Phụ nữ mang thai và cho con bú có thể sử dụng PrEP không? Với phụ nữ muốn có thai sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả nhất, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Vũ Văn Hiền: Điều trị PrEP khá an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú có nguy cơ cao nhiễm HIV. Mặc dù các nghiên cứu PrEP không tập trung vào quần thể này nhưng có các dữ liệu về sử dụng an toàn TDF/FTC ở phụ nữ có thai/cho con bú nhiễm HIV.
Nếu phụ nữ muốn có thai mà bạn tình bị nhiễm HIV, thì có thể dùng PrEP để bảo vệ bản thân và con của mình không bị lây nhiễm bệnh.Đó là dùng PrEP đều đặn trong vòng 21 ngày trước khi quan hệ với bạn tình mà không dùng bao cao su và phải dùng mỗi ngày trong khi đang cố gắng để có thai và tiếp tục dùng PrEP cho 30 ngày sau lần cuối cùng quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su.
Phóng viên: Tại Quảng Ninh chương trình điều trị PrEP được triển khai như thế nào, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Vũ Văn Hiền: Tại Quảng Ninh, Chương trình điều trị PrEP đã được triển khai từ tháng 4 năm 2019 tại Cơ sở điều trị HIV/AIDS- Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Những người có nguy cơ cao có thể đến đây để tư vấn, khám và điều trị PrEP. Hiện nay, thuốc ARV  được cấp miễn phí.
Phóng viên:Xin cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ những thông tin hữu ích!
 

(Nguồn: Ngọc Phượng)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014