ECDC: Châu Âu cần cảnh giác với dịch bệnh viêm phổi Legionnaires
Cập nhật: 5/7/2023 | 8:38:42 AM
Theo ECDC, dịch bệnh Legionnaires, một dạng viêm phổi do vi khuẩn Legionella gây ra từng bùng phát nghiêm trọng tại Liên minh châu Âu và Khu vực Kinh tế châu Âu, đang gia tăng trở lại gần đây.
Người dân trên đường phố Barcelona (Tây Ban Nha). (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 3/7, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) cảnh báo các nước châu Âu phải cảnh giác phát hiện và giám sát các ổ dịch bệnh Legionnaires, một dạng viêm phổi do vi khuẩn Legionella gây ra từng bùng phát nghiêm trọng tại Liên minh châu Âu (EU) và Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA).
Trong Báo cáo dịch tễ học thường niên mới nhất, ECDC cho biết trong năm 2021 đã ghi nhận hơn 10.700 ca mắc Legionnaires, trong đó có 704 ca tử vong. Với trung bình 2,4 ca mắc trên 100.000 dân, đây là tỷ lệ mắc bệnh Legionnaires hằng năm cao nhất tại châu Âu.
Các nước Italy, Pháp, Tây Ban Nha và Đức chiếm 75% số ca ghi nhận. Nam giới từ 65 tuổi trở lên là nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất, với tỷ lệ 8,9 ca trên 100.000 người.
Theo báo cáo, hiện chưa rõ nguyên nhân tỷ lệ nhiễm bệnh này gia tăng gần đây tại châu Âu. Tuy nhiên, những thay đổi trong chính sách xét nghiệm và các hệ thống giám sát, cũng như tình trạng dân số già, có thể là những nhân tố gây ra tình trạng này.
Những thay đổi trong thiết kế và cơ sở hạ tầng hệ thống nước, cũng như các thay đổi về khí hậu và thời tiết có thể tác động đến môi trường tự nhiên của vi khuẩn Legionella và việc phơi nhiễm giọt bắn chứa vi khuẩn này cũng có thể góp phần khiến dịch gia tăng.
Vi khuẩn Legionella được tìm thấy tự nhiên trong nguồn nước ngọt như hồ, sông, suối... Theo đó, các bể nước nóng, bồn tắm nước nóng, bồn phun nước công cộng, hệ thống đun nước, tháp giải nhiệt có thể nhiễm vi khuẩn này. Vi khuẩn Legionella thường lây qua hít giọt bắn, hơi nước, hoặc khí dung có chứa vi khuẩn.
Thời gian ủ bệnh Legionnaire từ 2-10 ngày (có thể lên tới 16 ngày như ghi nhận trong một số ca).
Nhiệt độ nước từ 25-42 độ C và nước tù đọng là các điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Legionella sinh sôi.
ECDC nhấn mạnh: “Vì tỷ lệ tử vong tương đối cao và các thách thức trong việc xác định và kiểm soát các nguồn bệnh trong môi trường, nên điều quan trọng là các cơ quan y tế công cần cảnh giác để phát hiện các ổ dịch thông qua giám sát”./.
(Nguồn: vietnamplus.vn)
- PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH SAU BÃO (11/9/2024)
- Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia thu dọn rác sau bão để phòng, chống dịch bệnh (11/9/2024)
- Giám sát hoạt động đáp ứng phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau cơn bão số 03 (11/9/2024)
- Tập huấn công tác y tế và phòng chống dịch bệnh sau mưa, lũ (10/9/2024)
- CDC Quảng Ninh thiết lập mạng lưới phòng chống dịch sau bão số 3 (YAGI) (10/9/2024)
- CDC Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sau bão lụt (10/9/2024)
- KHUYẾN CÁO SỬ DỤNG AN TOÀN MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH (9/9/2024)
- PHÒNG TRÁNH NGUY CƠ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM SAU MƯA BÃO (9/9/2024)
- Thái Lan ghi nhận số ca sốt xuất huyết cao kỷ lục trong 3 năm qua (19/6/2023)
- WHO tuyên bố chấm dứt đợt bùng phát do virus Marburg ở Guinea Xích đạo (9/6/2023)
- Nam Phi: Dịch tả bùng phát cướp đi sinh mạng của hơn 20 người (29/5/2023)
- WHO: Thế giới chuyển sang chiến lược phòng ngừa, kiểm soát COVID-19 (4/5/2023)
- Số ca COVID-19 tăng: Những điều cần biết về biến thể Omicron XBB.1.5 (26/4/2023)
- Hàn Quốc ghi nhận thêm 3 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ trong cộng đồng (19/4/2023)
- Biến chủng XBB.1.16 Omicron nguy hiểm đến đâu? (19/4/2023)
- Ghi nhận ca tử vong đầu tiên ở người do chủng cúm gia cầm H3N8 (12/4/2023)
- Sudan: Dịch sốt xuất huyết diễn biến nghiêm trọng, 45 người đã tử vong (6/4/2023)
- WHO cảnh báo số ca tử vong do bệnh lao tại châu Âu đang tăng trở lại (27/3/2023)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều