Biến chủng XBB.1.16 Omicron nguy hiểm đến đâu?
Cập nhật: 19/4/2023 | 7:46:37 AM
XBB.1.16 có tốc độ lây lan nhanh nhất từ trước đến nay, gây ra đợt bùng phát mới ở châu Á, nhưng chưa có bằng chứng nghiêm trọng hơn các chủng nCoV trước.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đang theo dõi biến chủng phụ XBB.1.16 của Omicron, còn gọi là Arcturus, xuất hiện ở khoảng 20 quốc gia, làm tăng số ca nhiễm.
Tiến sĩ Poonam Khetrapal Singh, giám đốc WHO Đông Nam Á, nói Ấn Độ đang ghi nhận dịch bệnh gia tăng ở mức độ tương tự làn sóng Omicron cuối năm 2022. Hiện XBB.1.16 tiếp tục được phát hiện ở Singapore, Indonesia và Malaysia.
Đây là biến chủng lây lan nhanh nhất, tính đến nay, tốc độ nhân lên đáng báo động. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy nó khiến số ca nhập viện và tử vong tăng cao hơn, theo cơ quan y tế Liên Hợp Quốc.
XBB.1.16 là một trong 600 biến chủng phụ của Omicron, tái tổ hợp từ BA.2.10.1 và BA.2.75. Hiện tượng tái tổ hợp xảy ra khi một người nhiễm nhiều biến chủng riêng biệt cùng lúc, cho phép hai biến chủng khác nhau tương tác trong quá trình sao chép. Khi vật liệu di truyền trộn lẫn, chúng sẽ tạo ra phiên bản lai mới, theo Thư viện Memorial Sloan Kettering, Mỹ.
Sự khác biệt của XBB.1.16
XBB.1.16 có cấu hình tương tự biến chủng XBB.1.5, nhưng khả năng lây bệnh nhanh chóng hơn, chuyên gia dịch tễ học của WHO, bà Maria Van Kerkhove, nói. Nó có thêm ba đột biến trong protein gai là E180V, F486P và K478R.
Trong đó, đột biến F486P giúp vượt qua các kháng thể chống Covid-19 tạo ra từ tiêm chủng hoặc nhiễm bệnh tự nhiên. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đột biến K478R ở XBB.1.16 mới là nguyên nhân khiến số ca nhiễm tại Ấn Độ gia tăng.
Bà Van Kerkhove lưu ý triệu chứng điển hình là sốt, đau đầu, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi, ho, giống với biến chủng Omicron khác. Báo cáo từ Ấn Độ và nhiều quốc gia khác chỉ ra rằng XBB.1.16 có thể gây ra các triệu chứng khác biệt so với trước đây, gồm viêm kết mạc, ngứa hoặc đau mắt đỏ. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Triệu chứng này từng xuất hiện trong những đợt bùng phát dịch bệnh đầu tiên, nhưng chưa phổ biến. Hiện nay, số bệnh nhân được xác nhận có biểu hiện tăng cao hơn. Do đó, đây được coi là dấu hiệu mới của Covid-19 do biến chủng XBB.1.16 gây ra.
Tiến sĩ Gurmeet Singh Chabbra, giám đốc khoa Phổi, Bệnh viện Marengo châu Á, cho biết triệu chứng mất vị giác và khứu giác như khi nhiễm biến chủng Delta hiện không còn nhiều.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho một người dân tại New Delhi, Ấn Độ, tháng 1/2022. Ảnh: Reuters
Khả năng dẫn đến làn sóng Covid-19 mới thế nào
Theo dữ liệu từ INSACOG (Hiệp hội Gene SARS-CoV-2 Ấn Độ), phần lớn mẫu chứa XBB.1.16 được phân lập là từ Maharashtra. Tại khu vực này, hệ thống y tế không chịu áp lực, số người đến khám, nhập viện và tử vong tăng nhẹ.
Các chuyên gia nhận định biến chủng có thể khiến số ca nhiễm cao hơn, nhưng không có khả năng gây ra làn sóng dịch bệnh lớn như đầu năm 2022, khi Omicron lần đầu xuất hiện. Đợt dịch mới có thể quy mô tương đương với thời điểm biến chủng BA.4 và BA.5 của Omicron lây lan vào cuối tháng 4/2022.
Bác sĩ khuyến cáo mọi người đeo khẩu trang, vệ sinh tay thường xuyên, tiêm vaccine đúng và đủ liều, đặc biệt ở nhóm người già, có bệnh nền. Nếu mắc Covid, mọi người tự cách ly ngay và liên hệ với nhân viên y tế để được tư vấn thêm. Nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung nước và hoa quả, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Người có bệnh nền hoặc tình trạng sức khỏe yếu phải báo cho cơ quan y tế.
(Nguồn: vnexpress.net)
- CDC Quảng Ninh: Tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý hệ thống dây chuyền lạnh trong Tiêm chủng mở rộng (7/10/2024)
- V/v Yêu cầu báo giá thuê thiết bị phục vụ khám sức khoẻ phát hiện bệnh nghề nghiệp năm 2024 (7/10/2024)
- Báo cáo công khai dự toán Quý III năm 2024 (4/10/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (2/10/2024)
- ƯU ĐÃI KHI TIÊM VẮC XIN 6IN1 HEXAXIM (PHÁP) TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (1/10/2024)
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh quyên góp ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra (27/9/2024)
- Thẩm định Hồ sơ bệnh án điện tử tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (27/9/2024)
- Nâng cao nhận thức về điều trị và dự phòng các bệnh thường gặp ở người cao tuổi (27/9/2024)
- Ghi nhận ca tử vong đầu tiên ở người do chủng cúm gia cầm H3N8 (12/4/2023)
- Sudan: Dịch sốt xuất huyết diễn biến nghiêm trọng, 45 người đã tử vong (6/4/2023)
- WHO cảnh báo số ca tử vong do bệnh lao tại châu Âu đang tăng trở lại (27/3/2023)
- CDC Mỹ ghi nhận 18.000 ca tử vong vì cúm trong mùa cúm năm nay (6/3/2023)
- WHO lo ngại tình hình cúm gia cầm tại Campuchia (25/2/2023)
- Vì sao người nhiễm virus Marburg có nguy cơ tử vong cao? (21/2/2023)
- Virus Marburg và Ebola giống nhau không? (17/2/2023)
- Số ca mắc cúm ở Nhật Bản tăng lên mức cảnh báo dịch lần đầu sau ba năm (7/2/2023)
- Số bệnh nhân tử vong do dịch tả tại Malawi lên tới hơn 1.000 người (27/1/2023)
- Mỹ ghi nhận hơn 25 triệu ca mắc và 17.000 người tử vong do cúm mùa (24/1/2023)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều