Tỷ lệ tiêm vaccine thấp, nguy cơ cao bệnh bại liệt xâm nhập vào Việt Nam
Cập nhật: 10/4/2023 | 4:05:01 PM
Việt Nam đã chuyển từ nhóm các quốc gia nguy cơ thấp sang nhóm có nguy cơ cao xâm nhập bại liệt hoang dại hoặc xuất hiện các ca bại liệt do virus biến đổi di truyền
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi các địa phương về việc tiêm vaccine IPV (phòng bại liệt) cho trẻ sinh năm 2021-2022.
Theo đó, trong năm 2021, 2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thực hiện giãn cách xã hội, nhiều địa phương đã phải tạm dừng triển khai tiêm chủng thường xuyên. Hậu quả là tỷ lệ tiêm chủng nhiều loại vaccine ở mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua.
Trong đó, tỷ lệ uống vaccine bOPV và tiêm IPV của cả năm 2021 chỉ đạt 69,4% và 80,4%; năm 2022 đạt 70,1% và 89,2%. Tỷ lệ tiêm IPV mũi 2 đạt 73% dẫn đến nhu cầu sử dụng các vaccine này giảm so với kế hoạch, tăng số lượng tồn vaccine IPV hạn sử dụng ngắn tại các tuyến.
Bên cạnh uống vaccine bại liệt, trẻ cần tiêm vaccine bại liệt để tăng cường miễn dịch (Ảnh: N.Đ).
Trong bối cảnh tỷ lệ tiêm các vaccine bại liệt trên toàn cầu thấp do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thế giới đã ghi nhận trường hợp virus bại liệt hoang dại từ các nước lưu hành lây lan sang quốc gia đã thanh toán bại liệt.
Trong kỳ họp tháng 11/2022, Ủy ban xác nhận thanh toán bại liệt của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương đã xếp loại Việt Nam từ nhóm các quốc gia nguy cơ thấp sang nhóm có nguy cơ cao xâm nhập bại liệt hoang dại hoặc xuất hiện các ca bại liệt do virus biến đổi di truyền.
Ủy ban đã khuyến cáo Việt Nam cần khẩn trương khôi phục được tỷ lệ tiêm chủng các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, đặc biệt là vaccine bại liệt, sởi, rubella. Đồng thời triển khai các hoạt động tiêm chủng bù mũi, tiêm bổ sung cho đối tượng vùng nguy cơ cao.
Ngày 27/2/2023, WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam đã có thư gửi Chương trình Tiêm chủng mở rộng đề nghị tăng cường các hoạt động tiêm bù mũi vaccine bại liệt cho trẻ chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đủ mũi năm 2021 và 2022 nhằm tạo miễn dịch đầy đủ trước nguy cơ cao dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam.
Ngày 21/12/2022, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có văn bản đề nghị rà soát và đề xuất đối tượng, nhu cầu vaccine IPV để triển khai tiêm bổ sung cho trẻ sinh năm 2021 và 2022 chưa tiêm đủ 2 mũi có thành phần bại liệt.
Số vaccine IPV hiện có hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu triển khai của các tỉnh/thành phố.
Nhằm duy trì thành quả thanh toán bệnh bại liệt tại Việt Nam phù hợp chiến lược của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương và để sử dụng hiệu quả số vaccine IPV do GAVI viện trợ, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đề nghị các tỉnh/thành phố tổ chức tiêm vaccine IPV cho trẻ chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine có thành phần bại liệt.
Cụ thể:
- Đối tượng: Trẻ em sinh trong năm 2021 và 2022.
- Thời gian: Quý II/2023.
Để chủ động bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt và sử dụng hiệu quả vaccine, Viện đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh/thành phố khẩn trương triển khai thực hiện hoạt động tiêm vaccine IPV cho trẻ em theo kế hoạch.
Trước đó, ngày 22/6/2021, Bộ Y tế đã phê duyệt dự án triển khai vaccine bại liệt tiêm (IPV) mũi 2 trong Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2022. Vaccine do Liên minh toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI) viện trợ không hoàn lại.
Trong năm 2021, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã tiếp nhận hơn 3 triệu liều vaccine IPV để tiêm cho trẻ em sinh năm 2021 và 2022. Từ tháng 10/2022, các địa phương đã tiêm mũi 2 vaccine IPV cho trẻ 9 tháng tuổi.
Ngày 5/4/2023, Bộ Y tế đã quyết định gia hạn thời gian thực hiện và kế hoạch hoạt động năm 2023 của dự án trên. Theo đó, các địa phương tiếp tục triển khai vaccine IPV mũi 1 và mũi 2 trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng trong năm 2023.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- CDC Quảng Ninh: Tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý hệ thống dây chuyền lạnh trong Tiêm chủng mở rộng (7/10/2024)
- V/v Yêu cầu báo giá thuê thiết bị phục vụ khám sức khoẻ phát hiện bệnh nghề nghiệp năm 2024 (7/10/2024)
- Báo cáo công khai dự toán Quý III năm 2024 (4/10/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (2/10/2024)
- ƯU ĐÃI KHI TIÊM VẮC XIN 6IN1 HEXAXIM (PHÁP) TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (1/10/2024)
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh quyên góp ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra (27/9/2024)
- Thẩm định Hồ sơ bệnh án điện tử tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (27/9/2024)
- Nâng cao nhận thức về điều trị và dự phòng các bệnh thường gặp ở người cao tuổi (27/9/2024)
- 5 hệ lụy nguy hiểm khi cha mẹ tự rửa, hút mũi cho trẻ không đúng cách (3/4/2023)
- Cảm lạnh ở trẻ em, không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc (15/3/2023)
- Dị ứng thực phẩm ở trẻ em có nguy hiểm? (20/2/2023)
- Nhận biết và dự phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em (5/2/2023)
- Ho ở trẻ: Nguyên nhân và những điều cha mẹ cần lưu ý (30/12/2022)
- Cần phải làm gì khi trẻ sốt không rõ nguyên nhân? (23/12/2022)
- Căn bệnh trẻ hay mắc vào mùa đông (19/12/2022)
- Quy tắc ”4 ấm, 1 lạnh” bảo vệ trẻ khỏi ốm khi trời rét (7/12/2022)
- Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm phổi ở trẻ nhỏ (6/12/2022)
- Triệu chứng cảnh báo trẻ mắc ung thư tuyến giáp (25/11/2022)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều