Cảm lạnh ở trẻ em, không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc
Cập nhật: 15/3/2023 | 9:42:40 AM
Cảm lạnh là một trong những bệnh do virus gây ra thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể gây viêm phổi, nếu chăm sóc không đúng cách. Tuy nhiên, khi trẻ bị cảm lạnh, không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc…
1. Cảm lạnh ở trẻ em phổ biến như thế nào?
Trung bình người lớn bị cảm lạnh khoảng ba lần mỗi năm và trẻ em có thể bị cảm lạnh thường xuyên hơn.
Nguyên nhân là do trẻ nhỏ chưa hình thành khả năng miễn dịch (phòng vệ) đối với hơn 100 loại virus cảm lạnh khác nhau xung quanh. Do đó, trẻ có thể bị cảm lạnh từ 8 đến 10 lần mỗi năm trước khi tròn 2 tuổi.
Khi bị nhiễm virus cảm lạnh, trẻ sẽ trở nên miễn dịch với loại virus cụ thể đó. Điều này cũng cho thấy, chúng sẽ ít bị cảm lạnh hơn khi lớn lên.
Trẻ em bị cảm lạnh thường xuyên hơn người lớn.
Bạn có thể muốn cho con mình uống thuốc giảm đau, thuốc thông mũi và các loại thuốc trị cảm lạnh khác. Nhưng thông thường, cách tốt nhất để chống lại căn bệnh phổ biến này ở trẻ em, bằng cách nghỉ ngơi và chăm sóc, chỉ sử dụng thuốc khi các triệu chứng quá khó chịu, gây khó thở hoặc khó ngủ.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ khuyên rằng, cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh nhiễm trùng và giảm nguy cơ mắc bệnh là rửa tay bằng xà phòng thường và nước. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây là điều cần thiết, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh; trước khi ăn; và sau khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi…
2. Có cách nào chữa cảm lạnh không?
Không có cách chữa cảm lạnh thông thường, vì một bệnh nhiễm virus không thể điều trị bằng kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ nên được sử dụng khi trẻ mắc bệnh nghiêm trọng hơn do vi khuẩn gây ra, chẳng hạn như nhiễm trùng tai hoặc viêm phổi...
Thông thường, cảm lạnh sẽ hết sau một hoặc hai tuần và trẻ em thường sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, nhưng sẽ không thay đổi quá trình tự nhiên của cảm lạnh hoặc khiến bệnh khỏi nhanh hơn.
Ho là một triệu chứng bình thường của cảm lạnh, giúp cơ thể loại bỏ chất nhầy ra khỏi đường thở và bảo vệ phổi. Các phương pháp điều trị ho không dùng thuốc bao gồm uống nhiều nước, đặc biệt là đồ uống ấm để làm dịu cổ họng.
Nếu em bé hoặc trẻ mới biết đi gặp khó khăn khi bú mẹ vì nghẹt mũi, hãy sử dụng bóng hút để hút chất nhầy ra khỏi mũi. Có thể sử dụng nước muối nhỏ mũi hoặc xịt nếu nhiều chất nhầy.
3. Sốt liên quan đến cảm lạnh có cần được điều trị không?
Sốt là phản ứng của cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Sốt giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và không phải lúc nào cũng cần điều trị. Acetaminophen hoặc ibuprofen có thể được sử dụng để hạ sốt (khi nhiệt độ từ 38,5 độ C trở lên) và giảm đau nhức (khi trẻ quá khó chịu)...
Cha mẹ và người chăm sóc nên đọc kỹ và làm theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm trên nhãn thông tin về thuốc hoặc trao đổi với bác sĩ về thông tin liều lượng trước khi cho trẻ dùng.
4. Tại sao trẻ em dưới hai tuổi không nên dùng thuốc ho và cảm lạnh OTC?
Trẻ em dưới hai tuổi không nên cho dùng bất kỳ loại sản phẩm trị ho và cảm lạnh nào có chứa thuốc thông mũi hoặc thuốc kháng histamine, vì có thể xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng.
Các tác dụng phụ được báo cáo của các sản phẩm này bao gồm co giật, nhịp tim nhanh và thậm chí tử vong. Các nhà sản xuất có những cảnh báo dán nhãn các sản phẩm trị ho và cảm lạnh này với nội dung: "Không sử dụng cho trẻ em dưới 4 tuổi". Do đó, cha mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc.
Nếu không yên tâm về sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để có được sự tư vấn và điều trị phù hợp.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- CDC Quảng Ninh: Tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý hệ thống dây chuyền lạnh trong Tiêm chủng mở rộng (7/10/2024)
- V/v Yêu cầu báo giá thuê thiết bị phục vụ khám sức khoẻ phát hiện bệnh nghề nghiệp năm 2024 (7/10/2024)
- Báo cáo công khai dự toán Quý III năm 2024 (4/10/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (2/10/2024)
- ƯU ĐÃI KHI TIÊM VẮC XIN 6IN1 HEXAXIM (PHÁP) TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (1/10/2024)
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh quyên góp ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra (27/9/2024)
- Thẩm định Hồ sơ bệnh án điện tử tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (27/9/2024)
- Nâng cao nhận thức về điều trị và dự phòng các bệnh thường gặp ở người cao tuổi (27/9/2024)
- Dị ứng thực phẩm ở trẻ em có nguy hiểm? (20/2/2023)
- Nhận biết và dự phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em (5/2/2023)
- Ho ở trẻ: Nguyên nhân và những điều cha mẹ cần lưu ý (30/12/2022)
- Cần phải làm gì khi trẻ sốt không rõ nguyên nhân? (23/12/2022)
- Căn bệnh trẻ hay mắc vào mùa đông (19/12/2022)
- Quy tắc ”4 ấm, 1 lạnh” bảo vệ trẻ khỏi ốm khi trời rét (7/12/2022)
- Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm phổi ở trẻ nhỏ (6/12/2022)
- Triệu chứng cảnh báo trẻ mắc ung thư tuyến giáp (25/11/2022)
- Cách thay đổi thói quen ngủ của trẻ (30/10/2022)
- Những điều cha mẹ cần biết về viêm họng do liên cầu khuẩn ở trẻ nhỏ (24/10/2022)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều