Hiểu đúng về chứng phát ban sau sốt ở trẻ
Cập nhật: 4/11/2020 | 8:11:47 AM
Phát ban là tình trạng da của bé xuất hiện những thay đổi về màu da, kết cấu da do một nguyên nhân bất thường nào đó. Phát ban sau sốt là bệnh rất thường gặp ở trẻ, nhất là trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi.
Khi bị phát ban, da của trẻ có thể có những dấu hiệu bất thường như mấp mô, ngứa, bong vẩy hoặc bị kích thích. Hầu hết nguyên nhân gây phát ban sau sốt cho trẻ là do virus lành tính, nếu được chăm sóc tốt, bệnh có thể tự khỏi sau 5-7 ngày. Một trẻ có thể bị phát ban sau sốt ít nhất một lần, thậm chí nhiều lần tùy theo tình trạng sức khỏe của trẻ và nguyên nhân gây bệnh. Nếu không được điều trị sớm thì các biểu hiện phát ban sau sốt ở trẻ nhỏ sẽ ngày càng nặng, dễ gây nhiễm trùng và tổn thương lâu dài, dễ để lại sẹo.
Trẻ bị phát ban sau sốt sẽ xuất hiện các triệu chứng sốt nhẹ 37,5- 38oC hoặc sốt cao đến 39,4oC. Thời gian ủ bệnh phát ban sau sốt trung bình khoảng 1 tuần, tùy vào thể trạng và nguyên nhân gây bệnh ở trẻ. Khi tình trạng sốt giảm thì trẻ bắt đầu khởi phát những nốt phát ban trên người. Phát ban sau sốt ở trẻ có thể do nguyên nhân sau:
Bệnh ban đào: Là một dạng phát ban sau sốt, đây là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi dễ mắc phải khi tiếp xúc với những virus ở nước bọt, khi ho và hắt hơi. Ban đào sẽ xuất hiện sau tình trạng sốt cao đột ngột, từ 38,8°C đến 40,5°C và kéo dài trong khoảng 3-7 ngày. Một số trẻ khi phát ban sau sốt sẽ vẫn hoạt động thoải mái và không có triệu chứng nào khác, nhưng những trẻ khác có thể kèm theo biểu hiện như: ăn không ngon, tiêu chảy, ho, sổ mũi, sưng mắt hoặc viêm kết mạc mắt, sưng hạch bạch huyết, buồn ngủ hoặc khó chịu.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng, có thể xuất hiện đốm ban đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân.
Khi cơn sốt dịu bớt, trẻ thường nổi mẩn đỏ trên thân người (khu vực bụng, lưng và ngực) trong vòng 12-24 giờ ngay cả sau khi hết sốt. Đối với hầu hết trường hợp, phát ban sau sốt do bệnh ban đào sẽ có biểu hiện: Các đốm nhỏ màu hồng, rộng khoảng 5mm, vết ban đôi lúc sẽ hơi sưng lên, vết ban xuất hiện trên thân người và dần lan ra tay, mặt, cổ, không có cảm giác đau đớn hoặc ngứa, vết ban biến mất khi ấn vào và nhạt dần sau 1- 2 ngày. Thông thường, phát ban sau sốt sẽ không được chẩn đoán chính xác cho đến lúc cơn sốt biến mất và phát ban xuất hiện. Trong trường hợp trẻ bỗng dưng sốt cao, có thể gặp biến chứng co giật kèm theo. Do vậy, khi chăm sóc con, bà mẹ cần quan sát con cẩn thận và đưa trẻ đến phòng khám kịp thời.
Tay-chân-miệng: Là một dạng bệnh phổ biến do virus gây ra. Bệnh khởi phát bằng sốt, đau họng và chán ăn. Sau đó khoảng vài ngày, các vết loét sẽ xuất hiện quanh miệng. Những vết loét này khiến trẻ đau đớn, đồng thời các đốm ban đỏ có thể xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, dạng phát ban sau sốt này có thể lan đến các bộ phận như: chi, mông và bộ phận sinh dục. Thông thường tình trạng này sẽ diễn ra trong vòng 1 tuần.
Bệnh sởi: Khởi phát bệnh trẻ thường bị sốt, khi dấu hiệu sốt giảm trên lâm sàng trẻ sẽ xuất hiện dấu hiệu phát ban, lúc đầu ở sau tai sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự ban xuất hiện trên da, đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”. Bên triệu chứng phát ban sau sốt bệnh có thể kèm theo một số triệu chứng như chảy nước mũi, ho hay đỏ mắt. Virus sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ, đặc biệt là biến chứng viêm phổi và viêm não do virus.
Cần cho trẻ đi khám khi bị phát ban để được điều trị kịp thời. Ảnh: TM
Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn: Là tình trạng khiến trẻ bị phát ban sau sốt khá phổ biến. Bệnh sẽ tác động lên hai má của bé và làm cho chúng ửng hồng trông giống như vừa bị tát. Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn khởi phát với các triệu chứng khá giống cảm lạnh và sốt nhẹ. Khoảng 7-10 ngày sau, các vết đỏ trên má sẽ xuất hiện. Ban đỏ có thể lan đến thân hoặc tứ chi cũng như đi qua các bộ phận khác của cơ thể.
Đối với hầu hết trẻ em, bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn sẽ xuất hiện và lặn trong thời gian ngắn và không gây ra vấn đề sức khỏe nào. Trong trường hợp trẻ bị thiếu máu, hoặc nếu các triệu chứng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian, thì cần đưa trẻ đi khám ngay.
Lưu ý dấu hiệu nghiêm trọng
Nên đưa bé đến gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau đây: Trẻ sốt cao hơn 39,5°C, trẻ bị phát ban sau sốt và sốt kéo dài hơn 7 ngày, phát ban sau sốt không chuyển biến tốt sau 3 ngày. Đặc biệt, ở giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi, khi sốt, sức đề kháng của trẻ suy giảm nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp trên, nên rất khó hết sốt.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- CDC Quảng Ninh: Triển khai công tác y tế lao động 4 tháng cuối năm 2024 (13/9/2024)
- Kết quả phê duyệt nhà cung cấp mua vắc xin dịch vụ cho đơn vị (12/9/2024)
- Ổn định sức khỏe tinh thần sau hậu quả của siêu bão (12/9/2024)
- PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH SAU BÃO (11/9/2024)
- Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia thu dọn rác sau bão để phòng, chống dịch bệnh (11/9/2024)
- Giám sát hoạt động đáp ứng phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau cơn bão số 03 (11/9/2024)
- Tập huấn công tác y tế và phòng chống dịch bệnh sau mưa, lũ (10/9/2024)
- CDC Quảng Ninh thiết lập mạng lưới phòng chống dịch sau bão số 3 (YAGI) (10/9/2024)
- 7 bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ, dấu hiệu nhận biết (29/10/2020)
- 11 mẹo hạ sốt cho trẻ ngay tại nhà (7/7/2020)
- 6 bước nhận biết và điều trị rôm sảy (18/6/2020)
- Từ đại dịch COVID-19, đừng quên bệnh cúm khiến hàng triệu người mắc mỗi năm (3/6/2020)
- Có nên cho trẻ nhỏ đeo khẩu trang không? (14/5/2020)
- 7 dấu hiệu nhiễm virus corona ở trẻ (12/5/2020)
- Các nhà khoa học đánh giá về khả năng bị Covid-19 ở trẻ em (4/3/2020)
- Các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ trong mùa xuân (14/1/2020)
- Mùa lạnh, làm gì để phòng bệnh cúm cho trẻ em? (9/1/2020)
- Phòng và xử trí viêm đường hô hấp ở trẻ khi trời rét (20/12/2019)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều