5 cách sơ cứu người tiểu đường bị đột quỵ tại nhà
Cập nhật: 17/11/2017 | 7:37:50 AM
Đột quỵ là nguyên nhân thứ ba gây tử vong sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Đái tháo đường làm tăng nguy cơ đột quỵ đến 3 lần. Do đó, người tiểu đường nắm vững các dấu hiệu sớm phát hiện đột quỵ và những kỹ năng sơ cứu cơ bản là điều rất cần thiết.
Vì sao người tiểu đường có nguy cơ cao bị đột quỵ?
Theo GS Phạm Gia Khải – Nguyên chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam: Đường huyết tăng cao ở bệnh tiểu đường làm tăng lắng đọng cholesterol tại thành mạch, từ đó làm gia tăng các mảng xơ vữa tại thành mạch, giảm khả năng đàn hồi của mạch máu.
Mặt khác, đường huyết cao lâu ngày dẫn đến mạch máu có thể bị viêm, lâu ngày làm chít hẹp lòng mạch gây bít tắc mạch máu, làm ngưng trệ tuần hoàn. Khi mạch máu não bị tắc, sẽ dẫn đến đột quỵ, nhồi máu não. Phần não không được nuôi dưỡng sẽ bị tổn thương, khiến phần cơ thể chịu sự điều khiển ở phần não đó bị liệt.
Vào mùa đông, lượng bệnh nhân bị đột quỵ tăng
Theo các chuyên gia y tế, vào mùa đông, lượng bệnh nhân bị đột quỵ sẽ tăng từ 10-15% so với ngày thường. Ở những bệnh nhân bị tiểu đường có kèm huyết áp cao, tình trạng này còn nguy hiểm hơn bởi nguy cơ đột quỵ có thể tăng gấp đôi. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vào cấp cứu đều không được sơ cứu đúng cách. Đau lòng hơn, nhiều trường hợp tim bệnh nhân ngừng đập trước khi đến viện.
Theo thống kê, có 90% người bệnh không hoàn toàn bình phục sau đột quỵ. Trong đó có 15% sẽ tử vong chỉ sau một thời gian ngắn, số còn lại đa phần bị tàn phế, liệt nửa người, rối loạn vận động, mất ý thức, thậm chí phải sống đời thực vật.
Do đó, các gia đình những người cao tuổi, đặc biệt là những người bị tiểu đường, cần nắm vững các dấu hiệu sớm phát hiện đột quỵ và 1 số kỹ năng sơ cứu cơ bản.
Dấu hiệu phát hiện sớm đột quỵ và kỹ năng sơ cứu cơ bản
Theo GS Khải, thời gian vàng để đưa các bệnh nhân đột quỵ đến các cơ sở y tế chuyên sâu là càng sớm càng tốt, sớm hơn 4 giờ đầu tính từ khi bệnh nhân có các dấu hiệu sau:
- Đột ngột hôn mê hoặc lú lẫn, rối loạn nhận thức, mất ý thức, mất thăng bằng
- Đột ngột nói khó hoặc nói ngọng, méo mồm.
- Rối loạn thị giác ở một hoặc hai mắt như tối mắt, mờ mắt, nhìn đôi, mù mắt
- Tê, yếu hoặc liệt mặt, tay và chân, thường bị ở một bên của cơ thể.
- Đi không vững, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp vận động.
- Đau đầu dữ dội.
Trong lúc chờ xe cứu thương tới, người nhà bệnh nhân cần sơ cứu người bệnh lần lượt theo các bước sau:
- Nhẹ nhàng cố định đầu và cổ người bệnh trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo, không được xốc người bệnh lên, hạn chế tối đa việc di chuyển người bệnh.
- Hô hấp nhân tạo nếu người bệnh ngừng thở.
- Nếu có dấu hiệu co giật, cần đặt giữa hai hàm răng của người bệnh 1 chiếc khăn quấn quanh 1 chiếc thìa để tránh cắn vào lưỡi.
- Làm sạch đường hô hấp bằng cách lau hoặc hút nếu người bệnh tiết nhiều dịch.
- Nghiêng người bệnh sang 1 bên sao cho dịch không tràn vào lấp kín đường hô hấp, nếu bị liệt cho nằm nghiêng sao cho bên liệt ở trên, bên lành ở dưới.
- Nếu họ còn tỉnh, cần trấn an, động viên tinh thần, nhắc người bệnh hít sâu, thở chậm.
- Không cạo gió, xoa bóp người bệnh.
Phòng đột quỵ bằng cách nào?
Đột quỵ xảy ra đột ngột và để lại di chứng hết sức nặng nề. Do đó phòng ngừa đột quỵ là giải pháp an toàn cho người tiểu đường, đặc biệt là các biện pháp ngăn chặn sự hình thành cục máu đông và mỡ máu xấu.
Để làm được điều đó, người bệnh cần thay đổi lối sống, tránh căng thẳn, tăng hoạt động thể lực như đi bộ, đạp xe, bơi lội, chạy bộ 30 phút mỗi ngày. Bên cạnh đó, nên áp dụng một chế độ dinh ăn hợp lý, giảm lượng tinh bột, tăng cường chất xơ, nên ăn rau trước, rồi mới ăn cơm và thức ăn sau, nên chế biến món ăn theo phương pháp luộc, hấp, giảm tần xuất ăn các đồ nướng, rán. Đặc biệt nên ngừng uống rượu và hút thuốc lá… Song song với đó, người bệnh cần uống thuốc theo nguyên tắc 3Đ: đúng, đủ, đều.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Báo cáo công khai dự toán Quý III năm 2024 (4/10/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (2/10/2024)
- ƯU ĐÃI KHI TIÊM VẮC XIN 6IN1 HEXAXIM (PHÁP) TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (1/10/2024)
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh quyên góp ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra (27/9/2024)
- Thẩm định Hồ sơ bệnh án điện tử tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (27/9/2024)
- Nâng cao nhận thức về điều trị và dự phòng các bệnh thường gặp ở người cao tuổi (27/9/2024)
- Nhu cầu in tài liệu, mua văn phòng phẩm Tập huấn bệnh Phong cho cán bộ Y tế cơ sở năm 2024 (26/9/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (26/9/2024)
- Những sai lầm nguy hiểm người bệnh đái tháo đường hay mắc phải (15/11/2017)
- Top 10 thực phẩm tốt nhất dành cho bệnh nhân tiểu đường (13/11/2017)
- Đái tháo đường 1,5: Chẩn trị sớm, lợi ích nhiều (12/11/2017)
- Bất ngờ với 7 thói quen làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường (1/11/2017)
- Cách tính nhu cầu năng lượng hàng ngày cho người tiểu đường (31/10/2017)
- Đái tháo đường týp 3c căn bệnh ít biết, khó ngờ (27/10/2017)
- Vitamin D cao giúp giảm rủi ro tiểu đường ở trẻ em (25/10/2017)
- Thuốc mới vừa giúp ngăn bệnh tiểu đường tiến triển vừa giúp giảm cân (20/10/2017)
- Cẩn thận với loại thuốc làm tăng đường huyết (11/10/2017)
- Những cách đơn giản và hiệu quả để kiểm soát tiểu đường (9/10/2017)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều