Những sai lầm nguy hiểm người bệnh đái tháo đường hay mắc phải
Cập nhật: 15/11/2017 | 8:30:56 AM
Kiêng tất cả các loại đường, tinh bột; không theo dõi đường huyết định kỳ; tự ý uống các loại thuốc lá trong dân gian... và cả việc “giữ mình” không tập luyện là những sai lầm khiến bệnh lý đái tháo đường có thể trầm trọng hơn.
PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân, Trưởng Khoa Nội tiết Đái tháo đường (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, trong thực tế công tác nhiều trị, các bác sĩ gặp rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường có những quan điểm sai lầm trong sinh hoạt, ăn uống và điều trị bệnh.
Bỏ tinh bột khỏi thực đơn
Đây là một sai lầm khá phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường. Trong khi đó, một bữa ăn của người bệnh đái tháo đường cũng phải có đầy đủ và cân đối các thành phần tinh bột, protein, lipit…việc mất cân đối một thành phần nào đều không có lợi cho sức khỏe.
Hơn nữa, việc luyện tập thể dục thể thao cũng là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị và kiểm soát đường máu của bệnh nhân nhưng nhiều người nghĩ bị bệnh thì không nên tập.
Người bệnh hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn vận động phù hợp, bởi vận động không chỉ giúp giảm nguy cơ tim mạch, giảm cân, kiểm soát đường huyết … mà còn rất ý nghĩa với bệnh đái tháo đường nhờ giảm nồng độ insulin nền và sau ăn; cải thiện sự nhạy cảm insulin. Việc tập luyện giúp cải thiện tăng huyết áp nhẹ hoặc trung bình, tăng sử dụng năng lượng, sức cơ và độ dẻo dai.
Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân có khả năng vận động khác nhau, tùy tình trạng bệnh lý, sự thích nghi, trạng thái cơ thể mà có thể lựa chọn môn thể dục phù hợp, từ đi bộ, erobic ... Vì thế chương trình luyện tập nên bắt đầu chậm và tăng từ từ, lựa chọn bài tập nên dựa vào sở thích/khả năng/động lực của bệnh nhân.
Ví như bài tập đi bộ, chạy bộ là loại hình phổ biến và dễ thực hiện nhất nhưng không khuyến khích với người có bệnh thần kinh ngoại biên và tự chủ. Mỗi người nên đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày, không nghỉ quá 2 ngày. Đối với bệnh nhân lớn tuổi, có thể chia ra đi bộ quãng ngắn (như 10-15 phút, 3 lần/ngày).
Hết đơn là khỏi
Trong khi đái tháo đường là bệnh mãn tính phải điều trị cả đời, thì nhiều bệnh nhân lại nghĩ chỉ cần uống hết một đơn thuốc của bác sĩ thì có thể điều trị khỏi hoàn toàn và sau khi hết đơn thuốc thì không cần tái khám. Tuy nhiên nếu ngừng thuốc thì chỉ số đường máu sẽ tăng cao và nếu không được kiểm soát thì bệnh nhân sẽ gặp phải những biến chứng đáng tiếc.
Thực tế có rất nhiều người bệnh ĐTĐ sử dụng đơn thuốc của người quen hoặc người thân mách bảo. Tuy nhiên trên thực tế mỗi bệnh nhân sẽ có một đáp ứng thuốc khác nhau và có một mục tiêu, một tiêu chí điều trị khác nhau. Do đó chúng ta không thể sử dụng đơn thuốc của người này cho người kia và chính tình trạng sử dụng chung đơn thuốc như vậy đôi khi đã để lại cho người bệnh những tác dụng không mong muốn như tình trạng tăng hoặc giảm đường huyết quá mức, thậm chí suy gan suy thận…
Chỉ theo dõi đường máu lúc đói
Một sai lầm nữa mà bệnh nhân ĐTĐ cũng hay gặp phải là chỉ theo dõi đường máu lúc đói. Nhiều bệnh nhân thắc mắc, tuần nào cũng thử đường máu khi mới ngủ dậy mà vẫn có biến chứng?
Theo PGS Vân, đây là một sai lầm rất phổ biến, bởi người bệnh đái tháo đường không chỉ cần thử đường máu khi đói, mà cần theo dõi đường máu sau ăn.
“Việc tăng đường máu sau ăn quá cao cũng là nguyên nhân gây ra các biến chứng cho người bệnh. Do đó người bệnh bắt buộc phải theo dõi cả đường máu lúc đói và sau ăn, và không phải chỉ 1 lần trong 1 tuần mà cần phải theo dõi nhiều lần trong 1 tuần, nhiều lần trong 1 ngày cho đến khi đường máu ổn định mới giảm dần số lần thử đường máu”, PGS Vân nói.
Bỏ qua các bệnh lý khác
PGS Vân chia sẻ, một sai lầm nữa các bác sĩ gặp khá nhiều trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường. Đa số bệnh nhân là người lớn tuổi nên ngoài bệnh đái tháo đường, bệnh nhân còn có thể bị tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ máu…nhưng người bệnh chỉ chăm chăm kiểm soát đường máu mà quên kiểm soát các bệnh còn lại. Trong thôi mà quên đi mất 2 yếu tố tăng huyết áp và rối loạn lipit máu cũng là yếu tố nguy cơ tác động qua lại, ảnh hưởng đến các biến chứng của người bệnh.
Bên cạnh đó người bệnh phải luôn nhớ rằng kiểm soát đường máu phải song song với việc kiểm soát mỡ máu, tình trạng tăng huyết áp, tim mạch là vô cùng quan trọng và chúng ta phải thường xuyên luyện tập, tuân thủ chế độ ăn cũng như kiểm tra đường máu định kỳ để giúp chúng ta biết được rằng chúng ta đang ở mức độ nào để có thể kiểm soát đường máu tốt và các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Báo cáo công khai dự toán Quý III năm 2024 (4/10/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (2/10/2024)
- ƯU ĐÃI KHI TIÊM VẮC XIN 6IN1 HEXAXIM (PHÁP) TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (1/10/2024)
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh quyên góp ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra (27/9/2024)
- Thẩm định Hồ sơ bệnh án điện tử tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (27/9/2024)
- Nâng cao nhận thức về điều trị và dự phòng các bệnh thường gặp ở người cao tuổi (27/9/2024)
- Nhu cầu in tài liệu, mua văn phòng phẩm Tập huấn bệnh Phong cho cán bộ Y tế cơ sở năm 2024 (26/9/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (26/9/2024)
- Top 10 thực phẩm tốt nhất dành cho bệnh nhân tiểu đường (13/11/2017)
- Đái tháo đường 1,5: Chẩn trị sớm, lợi ích nhiều (12/11/2017)
- Bất ngờ với 7 thói quen làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường (1/11/2017)
- Cách tính nhu cầu năng lượng hàng ngày cho người tiểu đường (31/10/2017)
- Đái tháo đường týp 3c căn bệnh ít biết, khó ngờ (27/10/2017)
- Vitamin D cao giúp giảm rủi ro tiểu đường ở trẻ em (25/10/2017)
- Thuốc mới vừa giúp ngăn bệnh tiểu đường tiến triển vừa giúp giảm cân (20/10/2017)
- Cẩn thận với loại thuốc làm tăng đường huyết (11/10/2017)
- Những cách đơn giản và hiệu quả để kiểm soát tiểu đường (9/10/2017)
- Khi có 4 dấu hiệu này ở bàn chân, có thể bạn đã rơi vào ”bẫy” bệnh tiểu đường (6/10/2017)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều